Huyện An Phú
-
Năm nay, đến tháng 8 âm lịch nước mới lên trên sông Cửu Long và dần “bò” lên ruộng. Mà theo kinh nghiệm của nông dân, thường mọi năm là “tháng 7 nước nhảy khỏi bờ”.
-
Những ngày cuối tháng 9, nước thượng nguồn sông Mekong đổ về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhích lên, nhưng so với mọi năm vẫn thấp hơn nhiều. Nước về muộn, lại ở mức thấp, kéo theo lượng phù sa và nguồn lợi thủy sản ít hơn trước. Đi dọc quốc lộ 91 từ TP.Cần Thơ đến tỉnh An Giang, gặp những người dân lâu nay gắn bó mưu sinh mùa nước nổi, ai cũng lo lắng.
-
11 giờ trưa, tại khu chợ cá nhỏ ở xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã thấy tấp nập người mua, kẻ bán. Những mẻ cá linh, cá rô, cá lóc, các chạch… được ngư dân mang ra đây bán. Trong đó, mặt hàng được chú ý nhiều nhất là cá linh.
-
Chị Lê Thị Bạch Tuyết- thương lái mua cua đồng ở xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết, do nước lũ đã về tràn ngập trên đồng nên cua đồng đang vào thời điểm rộ, giá giảm sâu so đầu mùa.
-
Sau nhiều tháng thấp thỏm lo lũ không về, người dân đầu nguồn ĐBSCL vui mừng khi nước từ thượng nguồn tràn đến, mang theo phù sa và cá, tôm.
-
Người dân tại thị xã Tân Châu (An Giang) đang hy vọng nước về sẽ mang nguồn lợi phù sa và cá tôm đặc biệt là loài cá nổi tiếng của vùng - cá linh.
-
Nước từ thượng nguồn đổ về trong những ngày qua khiến người dân vùng đầu nguồn An Phú (tỉnh An Giang) mừng khấp khởi. Mấy tháng nay, dân câu lưới đứng ngồi không yên do lũ kiệt. Hơn tuần nay, nước lũ tràn về bơm đầy các nhánh sông, cánh đồng, nên không khí mưu sinh ở vùng lũ cũng bắt đầu khởi động.
-
Cá heo nước ngọt tự nhiên năm nay chưa có do nước lũ về muộn, nên cá nuôi đang có giá 450.000 đồng một kg.
-
Phú Hội là xã biên giới thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang, diện tích đất ngập lũ hằng năm là 1.498ha. Đây là điều kiện rất thuận lợi để cung cấp cua giống và nguồn thức ăn tự nhiên, góp phần thành công của mô hình nuôi cua đồng hiện nay.
-
Hằng năm, từ đầu tháng 6, nước lũ ở thượng nguồn sông Mekong đổ về cũng là lúc các tỉnh đầu nguồn ĐBSCL vào mùa nước nổi. Giăng lưới, câu, đặt dớn, lọp… là những nghề “ăn theo” mùa lũ, tạo ra sinh kế cho rất nhiều cư dân vùng biên giới. Nhưng năm nay, mọi chuyện không diễn ra theo quy luật như thế và tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong tương lai.