Huyện An Phú
-
Trải qua nhiều công việc không ổn định, nhưng khi “bén duyên” với cây dưa lưới, anh Nguyễn Văn Đệ ở xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú (An Giang) đã thành công, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
-
Thời điểm này, các cơ sở chế biến cá khô, mắm ở huyện đầu nguồn An Phú và các địa phương trong tỉnh An Giang tất bật vào mùa chuẩn bị cho thị trường Tết. Từ lâu, khô cá sặc rằn Khánh An, khô rắn Vĩnh Hội Đông, khô cá lóc đồng Thoại Sơn… không chỉ là những món “quà quê” ý nghĩa mà đã trở thành đặc sản không thể thiếu trong thực đơn bữa ăn gia đình.
-
Các tỉnh ĐBSCL có nhiều làng nghề chế biến khô cá nổi tiếng, mỗi ngày lượng vảy cá thải ra vô cùng lớn. Tưởng rằng vảy cá là đồ bỏ đi, hoá ra nó còn được nhiều người thu mua, bao nhiêu cũng "khuân" hết.
-
Trong “bách nghệ” có lẽ nghề thợ lặn được xem là bước đường cùng của dân sông nước ở An Giang. Với họ, cuộc mưu sinh là những tháng ngày ngụp lặn chốn sông sâu tăm tối, đối diện với nguy hiểm khôn lường với mong muốn sẽ có ngày thoát khỏi cái “nghiệp” của mình.
-
Mùa lũ, người dân không chỉ khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên như: giăng câu, lưới, đặt lọp… nhiều người ở tỉnh An Giang còn mưu sinh bằng việc bắt ốc bươu vàng, vừa tăng thu nhập, vừa hạn chế đối tượng gây hại mùa màng. Ngoài chợ ăm ắp sản vật mùa nước nổi, ngồi chợ lể ốc, mổ cá cũng kiếm ra tiền...
-
Khi nước lũ xuống dần, hầu hết những loài cá tự nhiên vẫn “nán” lại trên đồng để tìm thức ăn. Khi lũ rút mạnh, cảm giác những cánh đồng sắp khô nước, chúng lại ào ạt tuôn ra sông. Đây là đợt “hốt hụi chót” của những người theo nghề “bà cậu” ở tỉnh An Giang.
-
Dọc theo những con đê quốc phòng và các tuyến kênh lớn, thỉnh thoảng lại gặp nhiều xóm lều, xóm ghe mọc san sát nhau, được gọi là “xóm du cư mùa nước nổi”.
-
Năm nay lũ lớn nên cư dân vùng đầu nguồn sông Cửu Long cũng tất bật với mùa đánh bắt thủy sản. Với họ, những sản vật thiên nhiên ban tặng không chỉ giúp có việc làm, tăng thêm thu nhập mà còn góp phần duy trì ổn định cái nghề mà họ đã đeo đuổi hàng chục năm qua.
-
Thời điểm này, do nguồn nguyên liệu dồi dào nên giá khô cá đồng ở huyện đầu nguồn An Phú (tỉnh An Giang) đang có xu hướng giảm, nhưng riêng khô cá lìm kìm vẫn ở mức cao từ 300-420.000 đồng/ký...
-
Sáng chớm lạnh. Như mỗi ngày, mùa nước nổi chợ biên giới Khánh An, huyện An Phú (An Giang) bắt đầu nhộn nhịp. Tiếng rao hàng í ới, tiếng dân vạn chài gọi nhau hối thúc đưa những rổ cá, cua, ốc đồng, rắn thì rất nhiều… lên bờ cho kịp buổi chợ hừng đông. Chợ “quê” mà “không quê” chút nào. Bởi, nơi đây bán toàn đặc sản mùa nước nổi, đến nỗi người dân thành thị cũng phải ao ước có dịp tới mua!