Sự kiện trái vú sữa tím của xã Trinh Phú (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) được xuất khẩu sang thị trường Mỹ là một bước tiến lớn trong việc trồng vú sữa tím gắn với tiêu thụ trái đặc sản này của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Trinh Phú.
Từ hai bàn tay trắng, anh nông dân mắt hí đẹp trai Phạm Văn Phèo, xã Kế An, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) đã mạnh dạn xây bể xi măng trong vườn đầu tư nuôi ba ba. Sau 15 năm theo nghề nuôi ba ba, hiện mỗi vụ nuôi anh thu lãi vài trăm triệu đồng.
Kế Sách là “thủ phủ” của các loại cây ăn trái của tỉnh Sóc Trăng, trong đó có nhiều loại đặc sản như: chôm chôm, măng cụt, vú sữa, bưởi, cam… trong đó sầu riêng và mít Thái là loại cây trồng được nhiều nhà vườn lựa chọn, bởi năng suất trái cao, giá bán tốt tùy vào thời điểm thị trường tiêu thụ trong năm...
Với diện tích 27 công đất trồng bưởi da xanh, ông Lê Hùng Cường, ở ấp Kinh Giữa 1, xã Kế Thành (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) đã cải tại ao trữ nước ngọt và nuôi cỏ quanh gốc cây bưởi để tạo độ ẩm cho cây. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống nước mặn xâm nhập cũng như đảm bảo được nước tưới tiêu trong sản xuất.
Gia đình bà Nguyễn Thị Hành (ở ấp An Công, xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) nhờ sử dụng hiệu quả vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội mà đến nay đã trở thành hộ sản xuất giỏi, với mức thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Bà Hạnh cho biết, vượt qua bão giá heo hơi, mọi dịch bệnh tôi có trang trại chăn nuôi lớn hơn.
Tạm cất tấm bằng đại học, hai bạn trẻ Bùi Phạm Ấm ở xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) và Bùi Thị Đài Trang ở huyện Phong Điền (Cần Thơ) - thuộc thế hệ 9x đã “khởi động” khá thành công khi làm du lịch sinh thái miệt vườn.
Mồ hôi nhễ nhại trên trán, tay ôm quả mít nặng gần 30kg, anh Thới, ấp Hòa Lộc 2, xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) tâm tình: “Trái này bán cầm chắc trong tay được 1,4 triệu đồng..". Vườn mít Thái hơn 1.300 cây của gia đình anh Thới thu 2 đợt tổng cộng 25 tấn, trị giá hơn 1,1 tỷ đồng...