Huyện Phú Tân
-
Sau gần một năm nuôi chồn mướp (còn gọi là chồn hồn hương, cầy vòi hương), hộ anh Nguyễn Út Lăng, sinh năm 1989, hội viên nông dân ấp Giáp Nước, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân (Cà Mau) có thu nhập khá ổn định. Đây là mô hình đầu tiên nuôi chồn hương mang lại hiệu quả ở huyện Phú Tân.
-
Tận dụng diện tích bờ đê gia đình ông Võ Văn Chiến, ngụ Bình Phú 2, xã Phú Bình, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) để trồng bông điên điển giống của Đài Loan, với diện tích trên 300m2, mỗi ngày gia đình ông Chiến thu hoạch trên 20kg bông điên điển với giá bán từ 20 -25 nghìn đồng/kg, đem lại cho gia đình ông Chiến thu nhập trên 400 nghìn đồng/ngày.
-
Con sông Mỹ Bình mang dòng nước phù sa từ biển Tây chảy vào, mang theo nhiều loài tôm cá về một cái đầm nước rộng lớn, người dân thường gọi là Đầm Thị Tường. Đây là điểm thu hút khách trải nghiệm du lịch sinh thái.
-
Do không có đất chăn nuôi nên ông Nguyễn Văn Phước ở xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang tận dụng không gian nhà ở để chăn nuôi. Con vật mà ông Phước chọn nuôi là con trăn. Tuy là con vật hung dữ nhưng việc nuôi trăn trong nhà của người đàn ông này hơn 6 năm qua xem ra rất an toàn vì ông biết cách thuần dưỡng để con vật trở nên thân thiện với con người mà còn đẻ ra tiền.
-
Mỗi năm khi mùa lũ về, nước tràn khắp các cánh đồng xã lũ, người dân của huyện cù lao Phú Tân bắt đầu mưu sinh bằng nhiều nghề khác nhau như: chất mô bắt lươn, giăng lưới, đặt dớn, nhấp ếch, hái bông điên điển,v.v…Trong đó, nghề chất mô bắt lươn được nhiều người thực hiện, vì đây là nghề đơn giản, không cần vốn nhưng mang lại nguồn thu nhập khá, giúp người dân cải thiện cuộc sống vào mùa lũ.
-
Tuy có vẻ ngoài khá xấu xí, nhất là trên lưng có vây nhiều gai nhọn, nhưng cá bống mú được biết đến là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, thường được bán trong các nhà hàng, quán ăn lớn. Hiện loài cá này đang được nuôi khá nhiều ở xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân (Cà Mau) với giá bán từ 220.000-240.000 đồng/kg.
-
Không ai rõ trứng nước từ đâu ra, chúng “sinh sôi, nảy nở” như thế nào, chỉ biết rằng, những chỗ có nước như: đồng ruộng, hầm cá bỏ trống… vài ngày kéo một mẻ là có trứng nước đầy ắp và kiếm được số tiền kha khá. Suốt 2 tháng qua, người dân nông thôn ở nhiều nơi đã tận dụng nguồn “lộc trời cho” rủ nhau khai thác luân phiên trên những cánh đồng để mưu sinh.
-
Thử nghiệm trồng chanh không hạt với mục đích cải tạo đất vườn tạp kém hiệu quả, sau 2 năm, ông Nguyễn Văn Lệ (xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đang có thu nhập đều đặn từ vườn chanh năng suất mà không phải bỏ nhiều công chăm sóc...
-
Mùa nước nổi, dựa vào lợi thế thiên nhiên có sẵn, người dân ở huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) vào cuộc mưu sinh bằng nhiều cách nhằm tăng thêm thu nhập. Đặc biệt, các hoạt động khai thác sản vật tự nhiên là công việc của đại đa số hộ nghèo, vốn không có đất sản xuất, ngày thường sống bằng nghề làm thuê. Đến hẹn lại lên, nước về đồng “chở” theo sản vật thiên nhiên ban tặng, cưu mang những phận đời lam lũ giúp họ thêm phấn khởi.
-
Săn chuột đồng, nhấp ếch, bắt cua đồng, đổ dớn, hái cà na ,... Vừa ngắm cảnh vừa thưởng thức món ăn đồng quê ngay trên sông nước. Đó là dịch vụ trải nghiệm du lịch mùa nước nổi mới có tại vùng sinh thái Đông - Tây Cái Mây thuộc xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.