Trong mỗi ngôi nhà sàn của người Mã Liềng ở phía tây huyện Tuyên Hóa, chủ nhà đều dành vị trí rất trang trọng để dựng một căn buồng, tương tự những căn phòng thờ cúng tổ tiên của người miền xuôi.
Từ bỏ công việc nhà nước với mức thu nhập ổn định, vợ chồng anh Hồ Xuân Phước về quê ở xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình) mở trang trại trồng nấm bào ngư xám, thu hàng trăm triệu/năm.
Hiện ba đứa trẻ mồ côi bố sống cùng bà ngoại đã già yếu cùng người mẹ bị bệnh trong ngôi nhà xiêu vẹo có thể sập bất cứ lúc nào. Bữa ăn thường xuyên của cả nhà chỉ là cơm trắng và bát canh măng rừng loãng.
Xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) có diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 547ha, vì vậy, lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật thải ra môi trường sau mỗi mùa vụ không hề nhỏ. Việc làm này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính người dân mà còn gây ô nhiễm môi trường đồng ruộng.
Hơn 20 năm xa xứ, đùng một cái, vợ chồng anh Hồ Xuân Phước (SN 1979) từ bỏ công việc nhàn, thu nhập khá ở Bình Phước ngược ra Bắc về quê thôn Cương Trung A, xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình làm giàu bằng nghề trồng nấm sạch. Đều đặn mỗi ngày, anh Phước bỏ túi tiền triệu từ trại nấm.
Sau 5 năm được cộng đồng bảo vệ nghiêm ngặt, đàn voọc Hà Tĩnh (một loài linh trưởng quý hiếm có tên trong Sách đỏ) ở xã Thạch Hóa và Đồng Hóa (Tuyên Hóa) đang sinh sôi một cách kỳ diệu. Còn ngôi nhà nhỏ của ông Nguyễn Thanh Tú, người lính biên phòng về hưu tự nguyện bảo vệ đàn voọc trong suốt thời gian qua, thì trở thành nơi hội ngộ của những người yêu loài voọc đến từ khắp nơi trên thế giới…