Khánh Hòa: Nhiều vướng mắc khiến nghề nuôi chim yến khó phát triển

Công Tâm Thứ bảy, ngày 11/05/2019 13:45 PM (GMT+7)
Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn của nghề nuôi chim yến của Việt Nam được các chuyên gia, nhà khoa học phân tích chi tiết tại hội thảo, vừa diễn ra tại Nha Trang.
Bình luận 0

Sáng nay, ngày 11.5, tại TP.Nha Trang, Công ty yến sào Khánh Hòa đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam”. Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung nghiên cứu, trao đổi các vấn đề như: Đánh giá hiện trạng và tiềm năng của nghề nuôi chim yến, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sự phát triển quần thể chim yến, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật phát triển nghề nuôi chim yến,…

img

Rất đông các nhà khoa học, chuyên gia tham dự hội thảo

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng cục chăn nuôi (Bộ NN và PTNT) cho biết: “Hiện nay, cả nước có 42/63 tỉnh có nuôi chim yến, với 8.548 nhà yến. Nhiều nhất là Đồng bằng công cửu long, Đông nam bộ, Duyên hải miền trung,…”

Theo ông, kiến thức khoa học kỹ thuật được phát triển trong nghề nuôi chim yến không ngừng trong những năm qua. Một số doanh nghiệp áp dụng công nghệ như: Kỹ thuật ấp nở nhân tạo trứng chim yến, kỹ thuật nhân tạo chim yến, kỹ thuật sản xuất thức ăn, kỹ thuật dẫn dụ, di đàn, kỹ thuật xây dựng nhà.

Ông chia sẻ, việc nuôi chim yến vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Chưa có quy định cụ thể về vị trí xây dựng mới cơ sở nuôi chim yến. Đây là một việc rất khó cho các địa phương trong quá trình triển khai, thực hiện, đặc biệt là công tác quy hoạch. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác phát triển chim yến trên địa bàn chưa tốt.

Ông Lê Hữu Hoàng, Chủ tịch HĐTV Công ty yến sào Khánh Hòa cho biết thêm, qua kết quả điều tra khảo sát  của đơn vị. Vùng Duyên hải nam trung bộ có 223 hang yến lớn nhỏ. Trong đó, Khánh Hòa là địa phương dẫn đầu với 173 hang yến, kế đến Bình Định 16 hang yến, Phú Yên 13 hang,…

img

Tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến ở Việt Nam còn rất lớn

Ông Hoàng nhấn mạnh, thực tế tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến ở nước ta rất lớn. Lợi thế về tự nhiên, khả năng về kỹ thuật cần khai thác tốt nhất để phát triển nghề nuôi chim yến, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương. Thức ăn chủ yếu của chim yến chính là côn trùng bay như: rầy nâu, rầy xanh, mối…

Trong những năm qua, Công ty yến sào đã áp dụng thành công kỹ thuật ấp nở nhân tạo. Kết quả, tỷ lệ nở trên 90% và nuôi con trưởng thành đạt trên 95%. Đặc biệt, kỹ thuật di đàn chim cũng được áp dụng đối với những chim đã biết bay thành thạo, mật độ di chuyển đến nơi khác dao động từ 25 – 30 con/thùng.

Để phát triển bền vững nghề nuôi chim yến, Ông Tào Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Khánh Hòa cho rằng, cần đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật, nguồn nhân lực phục vụ phát triển nghề nuôi chim yến. Đồng thời, ứng dụng các bí quyết kỹ thuật di chuyển đàn yến, tăng cường công tác bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu và chỉ dẫn xuất xứ của sản phẩm yến sào thiên nhiên.

             

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem