Khe Sanh - Điện Biên phủ thứ 2 (Kỳ cuối): Địa ngục của lính Mỹ

Chủ nhật, ngày 12/08/2018 20:32 PM (GMT+7)
Tại Sài Gòn, tướng Westmoreland đã đợi sẵn cuộc tấn công của quân đội miền Bắc ở Khe Sanh. Tại Washington, tướng về hưu Maxwell Taylor đã khuyên Tổng thống Johnson từ bỏ Khe Sanh.
Bình luận 0

Trong chiến tranh Việt Nam, khu vực Đường 9 - Khe Sanh có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với cả Mỹ, chính quyền Sài Gòn và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khe Sanh là nơi có thể chia cắt và ngăn chặn tuyến chi viện chiến lược của miền Bắc cho miền Nam, nhưng lại là nơi hạn chế khả năng Mỹ tiến công ra miền Bắc và là lá chắn để bảo vệ tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn. Hai bên đã có 66 ngày đêm quyết chiến chiến lược tại đây.

Tại Sài Gòn, tướng Westmoreland đã đợi sẵn cuộc tấn công của quân đội miền Bắc tại Khe Sanh. Ông đã lên kế hoạch tiến hành các cuộc pháo kích và không kích chưa từng có để làm tê liệt các đối thủ trong một cuộc đối đầu sử dụng vũ khí truyền thông hiếm có từ trước tới nay.

img

Tướng Westmoreland.

Vở bi kịch tại Khe Sanh đã diễn ra với một loạt các cuộc tấn công của quân đội miền Bắc vào rạng sáng Chủ nhật ngày 21 tháng Giêng. Một cuộc tấn công của bộ binh miền Bắc đã thâm nhập vào cứ điểm Thủy quân lục chiến tại đồi 861 trước khi thất bại. Pháo binh đã dội vào căn cứ tác chiến Khe Sanh, làm nổ một kho đạn lớn. Các nhóm bộ đội miền Bắc khác đã tấn công sở chỉ huy căn cứ tại làng Khe Sanh gần đó.

img

Trong vòng hai tuần tiếp theo, căn cứ Khe Sanh cũng như các tiền đồn của nó phải gánh chịu các đợt tấn công bằng pháo và súng bắn tỉa hàng ngày. Vào ban đêm, các binh lính của quân đội miền Bắc cũng tìm cách thăm dò khả năng phòng thủ của Khe Sanh.

Các lo ngại về một cuộc tấn công bộ binh quy mô lớn vào Khe Sanh đã gia tăng sau khi các cuộc tấn công của lực lượng quân đội miền Bắc vào các khu vực đô thị bắt đầu vào ngày 31 tháng Giêng.

Ngày hôm sau, Tổng thống Johnson, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân, Tướng Earle Wheeler, đã hỏi Tướng Westmoreland liệu có cần sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm giải cứu Khe Sanh hay không.

Westmoreland đã nói nước đôi về lựa chọn của mình. Ông nói trong một bức điện mật rằng trong trường hợp xấu nhất “tôi nghĩ cả vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc vũ khí hóa học có thể là những vũ khí được ưu tiên triển khai”.

img

Vào ngày 5.2 khi giao tranh vẫn tiếp diễn tại Sài Gòn, Huế và các đô thị khác, quân đội miền Bắc đã tấn công vào cứ điểm chính của Khe Sanh tại đồi 861A.

Các lực lượng miền Bắc đã xuyên thủng hàng rào phòng thủ của lực lượng thủy quân lục chiến, nhưng cuộc tấn công cuối cùng đã bị bẻ gãy bởi một cuộc phản kích lớn được hỗ trợ bởi các cảm biến điện tử và kết thúc với một cuộc phản công bằng bộ binh.

Đêm hôm sau, doanh trại đơn vị Đặc nhiệm Mỹ nằm ở phía Tây Nam căn cứ đã bị san phẳng trong một cuộc tấn công bộ binh được hỗ trợ bởi 11 xe tăng hạng nhẹ PT-76 do Liên Xô sản xuất. Vào ngày mùng 8.2, các chiến sĩ Bắc Việt đã tấn công vào một tiền đồn thủy quân lục chiến nhỏ nằm cách căn cứ chưa đầy một dặm về phía Tây Nam.

img

Quân đội miền Bắc tìm cách bao vây căn cứ với các đường hào và các vị trí pháo được ngụy trang cẩn thận, đe dọa con đường tiếp tế bằng đường không của căn cứ. Tại Washington, tướng về hưu Maxwell Taylor, một cựu binh Thế chiến II được kính trọng và là cựu đại sứ của Mỹ tại Nam Việt Nam, đã khuyên Tổng thống Johnson từ bỏ Khe Sanh.

Binh lính Mỹ phải chia nhau từng khẩu phần nước và lương thực tại các cứ điểm và binh lính bị thương đôi khi tử vong trong lúc chờ các chuyến bay sơ tán bằng trực thăng. Cảm giác khủng hoảng càng gia tăng vào ngày 10.2 khi một máy bay vận tải C-130 của Thủy quân lục chiến bị trúng đạn và buộc phải hạ cánh khẩn cấp tại Khe Sanh làm chết 8 lính Mỹ.

img

Cũng trong tuần đó, Tướng Westmoreland và lực lượng Thủy quân lục chiến không hề biết rằng các chỉ huy cộng sản đã điều chuyển 1/3 lực lượng bao vây từ Khe Sanh tới Huế nằm cách căn cứ khoảng 50 dặm về phía Đông Nam. Nhiều năm sau cuộc chiến, chỉ huy tình báo của Westmoreland, Trung tướng Phillip B. Davidson, vẫn còn bị bối rối trước quyết định này.

Miền Bắc đã “giữ quá nhiều lính tại Khe Sanh nếu chỉ muốn đe dọa nó, nhưng quá ít để có thể giành được nó”. Đây vẫn là một trong những bí ẩn bao quanh trận Khe Sanh mà chưa được làm sáng tỏ.

img

Cuộc bao vây đạt tới đỉnh điểm vào tuần cuối cùng của tháng 2.1968, mặc dù mãi sau này điều đó mới trở nên rõ ràng.

PV (Khám Phá)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem