Vụ rơi máy bay Boeing 737 MAX 8 ở Ethiopia khiến 157 người chết.
Theo Daily Mail, để tìm hiểu những gì xảy ra trong vụ máy bay rơi thảm khốc ở Indonesia khiến 198 người chết, các phi công đã thử điều khiển máy bay với tình huống tương tự bằng thiết bị giả lập.
Khi cảm biến trên máy bay báo lỗi sai, hệ thống tự động lập tức can thiệp, làm chúi mũi máy bay xuống. Các phi công nhận ra họ chỉ có chưa đầy 40 giây để vô hiệu hóa hệ thống tự động, giành lại quyền kiểm soát máy bay,
Boeing đã đưa ra hướng dẫn quy trình vô hiệu hóa MCAS trong trường hợp hệ thống này tự động đẩy mũi máy bay chúi xuống. Nhưng không phải phi công nào cũng được lưu ý về việc này.
Phi công có thể đảo ngược tình huống bằng một công tắc ở phía bên trái. Để vô hiệu hóa hoàn toàn hệ thống, phi công cần dùng đến 2 công tắc khác giúp ngắt dòng điện chạy tới mô tơ đang khiến máy bay chúc mũi xuống.
Máy bay của hãng hàng không Lion Air ở Indonesia.
Trong vụ rơi máy bay của Lion Air, các phi công đã cố dùng công tắc phía bên trái hơn 20 lần để thay đổi lệnh với hệ thống tự động, nhưng không thành công vì dường như một cảm biến trục trặc.
Như vậy, nhiều khả năng nguyên nhân vụ tai nạn máy bay ở Indonesia và gần đây nhất ở Ethiopia là do hệ thống tự động MCAS được Boeing lắp cho dòng máy bay 737 Max.
Hai phi công tham gia thử nghiệm với hệ thống mô phỏng nói chính họ cũng không hoàn toàn hiểu hết về hệ thống MCAS và rằng hệ thống này có ảnh hưởng lớn ra sao, cho đến khi họ sử dụng thiết bị mô phỏng.
Cựu phi công Boeing 737, John Cox, nói một khi ấn nút đầu tiên, phi công sẽ có thêm thời gian xử lý, nhưng cũng không quá vài phút.
Các phi công bay giả lập cũng chỉ có vừa đủ thời gian để xử lý tình huống. Trong khi đó, hai phi công lái máy bay của hãng Lion Air dường như còn không biết về MCAS.
Bằng chứng là cơ phó cố gắng điều khiển trong vô vọng còn cơ trưởng mở sách hướng dẫn để tìm cách.
Vụ tai nạn máy bay này được coi là thảm kịch đẫm máu nhất lịch sử hàng không khi có tới 520 người chết và chỉ 4 người...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.