Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
“Khi gió mùa về” có sự góp mặt của các nghệ sĩ đã gắn bó với nhau không chỉ ở tình thầy trò, đồng nghiệp, tình anh em, mà họ còn là những người trân quý nhau bởi cái tâm với nghề.
Chọn “Nhà hát tuổi trẻ” để kéo khán giả gần hơn với nghệ sĩ và nhà hát
Khởi đầu cho chuỗi chương trình nghệ thuật mở ra vào những thời khắc chuyển mùa, liveshow đầu tiên mang tên “Khi gió mùa về” sẽ diễn ra tại Nhà hát Tuổi Trẻ, số 11 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội vào lúc 20h ngày 24/11.
Theo ca sĩ Lê Ánh Tuyết, sở dĩ ê-kíp thực hiện chọn sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ thực hiện “Khi gió mùa về” bởi nhà hát có vị trí đẹp ở trung tâm thành phố, không gian ấm áp, gần gũi. Tuy nhiên, điều trăn trở của Ánh Tuyết với vai trò là Phó trưởng đoàn Ca múa nhạc của Nhà hát Tuổi trẻ, chị muốn khán giả nhớ đến sân khấu 11 Ngô Thì Nhậm không chỉ là sân khấu của kịch nói mà còn có cả âm nhạc và múa.
Chọn “Nhà hát tuổi trẻ” cũng là muốn đưa khán giả đến với nghệ sĩ và nhà hát, thay vì đến với phòng trà mỗi đêm. Chất lượng nghệ thuật và sân khấu nhà hát được đảm bảo, song giá vé được hạ thấp tối đa, chỉ bằng giá các minishow ở phòng trà. Bằng cách này, chúng tôi muốn thay đổi thói quen nghe nhạc trực tuyến hay nghe nhạc phòng trà, từ đó tạo ra cú huých để các nghệ sĩ trẻ dám thử sức mình, dám làm, dám chơi hết mình để nuôi dưỡng khán giả của chính mình".
Ngay khi ý tưởng thực hiện chuỗi chương trình tại Nhà hát, nhưng có giá vé tối thiếu được tiết lộ, Ánh Tuyết lần lượt đã nhận được sự đồng cảm, đồng điệu chia sẻ của ông xã: Đạo diễn Phạm Lê Nam, NSƯT Đức Long, ca sĩ Minh Thu, Bách Nguyễn, nhạc sĩ Huyền Trung và MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng.
Điều đặc biệt mà ít ai biết là chương trình có tới 2 ca sĩ theo học và tốt nghiệp chuyên ngành đạo diễn là Minh Thu và Ánh Tuyết, nên khì thực hiện chương trình, họ cũng muốn thử sức mình ở nhiều công đoạn khác nhau từ việc viết kịch bản, tạo dựng bối cảnh, trao đổi với nhạc sĩ Huyền Trung để đưa ra được những mash-up tạo điểm nhấn cho chương trình, cũng như làm mới tác phẩm, nhằm gắn kết 4 cá tính âm nhạc trong một tổng thể hoàn chỉnh. Các ca sĩ gần như không muốn “đóng khung” mình trong vai trò “ca sĩ công chức”, bởi với họ, đã làm nghệ thuật, cùng với việc cần phải làm việc ở một đơn vị nghệ thuật làm điểm tựa, thì cũng cần mở rộng các mối quan hệ và tham gia vào nhiều lĩnh vực, để có có mình vốn sống và một đời sống phong phú. Với “Khi gió mùa về”, cùng với Tổng đạo diễn Phạm Lê Nam, ê-kíp thực hiện muốn tự mình làm điều mình thích, mình mong muốn thể hiện.
“Khi gió mùa về” là cuộc hội ngộ của những cá tính âm nhạc rất riêng và sắc nét trong một không gian âm nhạc lãng mạn, tĩnh mà động, nhẹ nhàng, sâu lắng mà cũng đầy khát khao, bứt phá qua những cung bậc cảm xúc thăng, trầm, phiêu diêu cùng âm nhạc.
Những người sống với đam mê
Ca sĩ, nghệ sĩ, nhạc sĩ, MC tham gia trong chương trình “Khi gió mùa về” đều là những người đam mê với nghề, không chỉ là hát, hay sáng tác, mà dường như họ làm việc trong nhiều lĩnh vực liên quan đến nghệ thuât nói chung, âm nhạc nói riêng với mong muốn dấn thân, thử sức để cống hiến.
Ca sĩ Nguyễn Bách cho biết: “Lẽ ra chúng tôi dự định tổ chức live show vào dịp 20/11 nhưng vì thời điểm đó đúng trong “tâm bão live show” nên chúng tôi quyết định rời ngày. Với chúng tôi, việc hát thật hay chính là cách tri ân “người đưa đò” và công chúng đã dành tình cảm yêu mến giọng hát của chúng tôi một cách tốt nhất. Người nghệ sĩ sẽ không thể thăng hoa trên sân khấu và thành công trong nghệ thuật, nếu không có sự tương tác. Khán giả là một phần quan trọng làm nên tên tuổi nghệ sĩ. Chúng tôi tin khán giả sẽ đón nhận, cổ vũ và đồng điệu cùng chúng tôi trong “Khi gió mùa về”.
Nếu bạn cảm nhận mùa thu ở nhiều cung bậc khác nhau của thời tiết, thì cũng có thể hình dung về 4 giọng ca như những cung bậc cảm xúc về thời tiết giao hòa.
Với tôi, tiếng hát Lê Ánh Tuyết đầy cảm xúc, nồng nàn, da thiết và trong trẻo như sắc thu, khiến người ta chợt à lên một tiếng mỗi sớm mai khi nắng thu ló rạng. Tình yêu ấy cứ lớn dần, dâng tràn cảm xúc để rồi ta cứ say, cứ yêu như thế.
Không chỉ có sự đồng điệu trong nghệ thuật, mà ở đó còn là tình đồng nghiệp, tình thầy trò trân quý, nể phục nhau về nghề, về quan niệm sống. NSƯT Đức Long là thầy của ca sĩ Minh Thu, Bách Nguyễn và cũng là một người anh trong nghề mà ca sĩ Ánh Tuyết rất trân trọng. Còn Ánh Tuyết và Minh Thu từng hát cùng nhau trong nhóm Cỏ may. Bách Nguyễn và Thu là những người bạn tri kỷ. |
Khác với Ánh Tuyết, Giọng hát Minh Thu lại cho ta cảm giác vừa ấm áp, nồng nàn vừa bứt phá, nổi loạn trong âm nhạc, như một sự giao mùa của thời tiết giữa Thu sang Đông đầy khao khát, mà tôi ví Thu như cô gái “đỏng đảnh tuổi cập kê”.
Bách Nguyễn, cái tên ít được nhắc tới, bởi anh khá kiệm lời trên báo chí, còn với đồng nghiệp thì Bách là người sống chân thành, tình cảm. Giọng hát của Bách Nguyễn mộc mạc, không cầu kỳ, nhưng nghe nhiều bạn sẽ thích, bởi cảm xúc tự nhiên đến bằng trái tim. Cũng giống như thời tiết xoay vần theo vũ trụ và mùa thu sẽ đến một cách tự nhiên như cây cỏ mang nhựa sống cho đời.
Người níu giữ những cá tính âm nhạc ấy, không để họ “vượt thoát” quá xa, chính là giọng hát của nghệ sĩ ưu tú Đức Long. Giọng ca đã ăn sâu vào lòng công chúng ở trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, không chỉ bởi những ca khúc cách mạng, những sáng tác của nền tân nhạc thời kỳ đầu, mà ngay cả những bản nhạc mới qua giọng hát Đức Long cũng cho người nghe những cảm xúc mới lạ mỗi lần anh xuất hiện.
Vợ chồng Đạo diễn Phạm Lê Nam - ca sĩ Ánh Tuyết
Để làm câu chuyện âm nhạc về mùa thu, vai trò Tổng đạo diễn của đạo diễn Phạm Lê Nam rất quan trọng. song cũng không ít người ngạc nhiên, bởi Phạm Lê Nam là cái tên quen thuộc với vai trò đạo diễn phim (từng giành giải Cánh Diều Bạc 2018), nhưng lại rất mới mẻ với sân khấu ca nhạc. Hơn nữa, 4 nghệ sĩ là những con người đầy cá tính trong nghệ thuật là một thử thách. Ca sĩ Lê Ánh Tuyết cho biết: “Việc mời một đạo diễn điện ảnh tham gia dàn dựng chương trình là có chủ ý, bởi ê- kíp mong muốn đêm nhạc sẽ được tái hiện như một câu chuyện kể có đường dây, mắt xích rõ ràng, có sự kết nối, tương tác chứ không chỉ đơn giản là ca sĩ xếp hàng ra hát và đạo diễn Phạm Lê Nam đã làm được điều đó. Câu chuyện âm nhạc và vai trò của Tổng đạo diễn sẽ được tiết lộ trong đêm liveshow”.
Không phân biệt “cao thấp”, các nghệ sĩ tham gia “Khi gió mùa về”- những tâm hồn đồng điệu cùng bắt tay vào công tác tổ chức, bởi đây là chương trình họ cùng nhau làm nghề, sống với nghề và đam mê tận hiến, chứ không chỉ là một chương trình mà nghệ sĩ chỉ lên sân khấu để hát. Và vì thế, “Khi gió mùa” về sẽ là một đêm nhạc giầu cảm xúc nghệ thuật, nhiều màu sắc và những điều bất ngờ...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.