Vào hôm thứ sáu vừa qua, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ - FTC đã đưa ra mức phạt 5 tỷ USD đối với Facebook. Tuy nhiên, ông chủ của tập đoàn này - Mark Zuckerberg đã nhanh chóng thu xếp khoản phạt và tỏ ra không hề bi quan. Sau tất cả các quyền riêng tư và bảo mật mà Facebook thừa nhận vi phạm trong hai năm qua - bao gồm cả vụ bê bối Cambridge Analytica mà chỉ bị xử phạt “nhẹ” như vậy, dường như ông vừa nhẹ nhõm thoát khỏi “tội giết người”.
CEO Apple - Mark Zuckerberg hoàn toàn thản nhiên trước án phạt.
Tất nhiên, Zuckerberg không hề im lặng trong nhiều năm. Tuy nhiên, ông liên tục đẩy các xa ranh giới riêng tư về dữ liệu mà Facebook thu thập được từ người dùng và những gì họ đã làm với thông tin đó. Khi những tranh cãi nảy sinh, công ty chỉ đơn giản là lùi một bước để lặng lẽ chứng kiến.
Cuộc điều tra của FTC trước đây đã chứng minh mạng xã hội này đã vi phạm quá nhiều quy định. Đáng lẽ, Facebook phải hạn chế một số hoạt động của Facebook và bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, nhưng hãng này chỉ làm rất ít. Mặc dù có rất nhiều khiếu nại từ những người ủng hộ quyền riêng tư rằng công ty đã vi phạm các điều khoản của thỏa thuận, FTC đã không thực hiện bất kỳ hành động thực thi nào đối với mạng xã hội “khổng lồ” này.
Lần này sẽ khác...
Nhiều chuyên gia công nghệ kỳ vọng mọi thứ sẽ khác trong khoảng thời gian này. Sự cố rò rỉ thông tin Cambridge Analytica đã tạo được tiếng vang lớn tới công chúng so với những sai lầm về quyền riêng tư trước đây của công ty. Điều đó có thể là do quy mô rò rỉ dữ liệu - có tới 87 triệu người dùng bị ảnh hưởng và vì mối quan hệ của Cambridge Analytica với chiến dịch bầu cử của Tổng thống Mỹ - Donald Trump.
Facebook đã bị kiểm tra kỹ lưỡng về việc chiếm đoạt dịch vụ bởi các nhân vật có liên quan đến Nga để tuyên truyền có lợi cho chiến dịch của Trump trong cuộc bầu cử đó. Vụ rò rỉ Cambridge Analytica cho thấy dịch vụ của công ty đã đóng một vai trò bí ẩn trong chiến thắng của ông Trump, cho phép chiến dịch của Trump khai thác dữ liệu của người dùng Facebook (mà họ không biết) để hướng tới mục tiêu quảng cáo bầu cử.
Và thực tế Cambridge Analytica chỉ là một trong vô số vụ bê bối về quyền riêng tư và bảo mật mà Facebook phải đối mặt. Công ty sau đó đã thừa nhận rằng các tác nhân độc hại đã thu thập dữ liệu riêng biệt trên "hầu hết" trong số 2 tỷ người dùng của họ, khoảng 14 triệu người dùng đã bị ảnh hưởng bởi một lỗi khiến các cập nhật trạng thái riêng tư của họ có thể xem công khai, dữ liệu trên khoảng 30 triệu người dùng đã bị xâm phạm trong một cuộc tấn công và những bức ảnh từ khoảng 7 triệu người dùng giữ kín có thể đã được chia sẻ với khoảng 1.500 ứng dụng.
Facebook vẫn tự tung tự tác nhiều năm qua.
Hơn nữa, theo hồ sơ tòa án, công ty biết về các vấn đề liên quan đến Cambridge Analytica từ năm 2015. Và theo một báo cáo trên tờ Thời báo New York, công ty đã cấp quyền truy cập ưu tiên vào dữ liệu người dùng của mình cho một số công ty ngay cả sau khi được cho là cắt giảm quyền truy cập vào hầu hết các công ty.
Tuy nhiên, môi trường chính trị giờ đây đã thay đổi. Không chỉ đảng Dân chủ không hài lòng với Facebook, cả đảng Cộng hòa cũng vậy. Cả hai đảng này đã lên tiếng cáo buộc công ty và các tập đoàn mạng xã hội khác kiểm duyệt ý kiến bảo thủ. Và cả hai Đảng này cũng đã kêu gọi một cuộc điều tra chống độc quyền đối với công ty của Zuckerberg và đưa ra các quy tắc mới để hạn chế quyền lực của công ty.
Do đó, các chuyên gia phân tích cho rằng các cơ quan quản lý của chính phủ sẽ nghiêm túc về việc quản lý Facebook và yêu cầu hãng này cần hành động có trách nhiệm.
Đối với Facebook, 5 tỷ USD chỉ là “muỗi đốt”
Án phạt từ FTC thực tế không có tầm ảnh hưởng tới Facebook. Theo The New York Times, mặc dù tập đoàn sẽ phải đối mặt với một số giám sát bổ sung đối với các hoạt động bảo mật nhưng thực tế mạng xã hội sẽ không có bất kỳ hạn chế nào đối với khả năng thu thập hoặc chia sẻ dữ liệu với các công ty hoặc tổ chức khác. Và có vẻ như Zuckerberg sẽ không chịu phải trách nhiệm cá nhân về bất kỳ vi phạm nào của công ty mình hoặc chịu bất kỳ sự xem xét cụ thể nào trong tương lai.
Tùy thuộc vào cách thức giám sát, chi phí duy nhất của thỏa thuận cho Facebook chính là khoản tiền phạt 5 tỷ USD đó.
Số tiền này có vẻ như rất nhiều – được xem là số tiền “khổng lồ” với những người bình thường. Đây cũng là khoản tiền phạt lớn nhất từng được FTC được đưa ra. Nhưng với Facebook, 5 tỷ USD không phải là số tiền lớn. Con số này chỉ chiếm chưa đầy 1% vốn hóa thị trường 580 tỷ USD của tập đoàn, cũng chỉ tương đương với khoảng 7% tài sản ròng của Mark Zuckerberg.
Nói cách khác, Facebook là một công ty có lợi nhuận “khủng” đến mức có thể tạo ra 5 tỷ USD tiền mặt - chỉ sau 49 ngày. Công ty vẫn có thể trả khoản tiền phạt 5 tỷ USD của mình mà vẫn lãi lớn vào cuối quý - khoản tiền phạt này rõ ràng là vô nghĩa đối với công ty.
Phố Wall đã nhận ra điều này. Cổ phiếu của Facebook thực sự tăng giá sau tin tức phạt. Hai đảng Dân chủ và Cộng Hòa của chính Phủ Mỹ cũng đã nhận ra Facebook đã thoát nạn dễ dàng và cùng bỏ phiếu chống lại thỏa thuận trên.
Giờ đây, Facebook đang phải đối mặt với mức án phạt 5 tỷ USD do vi phạm quyền riêng tư của người dùng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.