Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đó là chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Đại - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội tại hội nghị viên chức, người lao động năm 2019 và tổng kết công tác khuyến nông năm 2018 do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (TTKN) tổ chức mới đây.
Hiệu quả nổi bật từ Quỹ Khuyến nông
Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố thăm mô hình thí điểm trồng măng tây tại xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên. Ảnh: Anh Tuấn
Theo ông Nguyễn Xuân Đại, trong giai đoạn tới, hệ thống khuyến nông cũng cần đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, đặc biệt là việc định hướng thị trường và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản của nông dân được tiêu thụ thuận lợi hơn. |
Trong năm vừa qua, TTKN Hà Nội đã làm tốt công tác quản lý sử dụng và bảo toàn Quỹ Khuyến nông; đối với các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, đã giải ngân vốn vay trực tiếp xuống tận cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân. Năm 2018, trung tâm đã giải ngân cho 258 phương án với số tiền cho vay hơn 80,3 tỷ đồng. Nhờ nguồn vốn vay này, nhiều hộ nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, đổi đời.
Bà Vũ Thị Hương - Giám đốc TTKN Hà Nội cho biết, đi đôi với chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn hiệu quả gắn với cho vay vốn, hoạt động của hệ thống khuyến nông từ thành phố đến cơ sở được nhân dân và các hợp tác xã, chính quyền địa phương… đánh giá cao.
"Năm 2018, đơn vị đã triển khai 26 mô hình nông nghiệp mới, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, có sức lan tỏa tích cực. Điển hình như mô hình trình diễn giống lúa mới HDT10, Lam Sơn 116 đạt năng suất, chất lượng cao; mô hình xây dựng cánh đồng cấy một giống gắn với tiêu thụ sản phẩm quy mô gần 400ha, đạt năng suất trên 60 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 7-10%, lợi nhuận tăng 10%...” - bà Hương thông tin.
Đặc biệt, đến nay, trung tâm đã phối hợp Công ty TNHH Kubota Việt Nam hỗ trợ các trạm khuyến nông xây dựng được 5 trung tâm sản xuất mạ khay tại huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Phú Xuyên, Chương Mỹ và Thanh Trì, với năng lực sản xuất 25.000 – 30.000 khay mạ/vụ/trung tâm. Hỗ trợ 3 nhà lạnh bảo quản nông sản (Phúc Thọ, Gia Lâm, Thạch Thất), 5 hệ thống tưới phun cho cây rau, hoa, quả tại Ứng Hòa, Thường Tín, Ba Vì, Gia Lâm, Thanh Oai...
Riêng với chăn nuôi, thủy sản, năm qua Hà Nội đã xây dựng các mô hình tại 67 điểm với 384 hộ dân tham gia sử dụng thức ăn chăn nuôi vi sinh, hệ thống làm mát, ấm khép kín… góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo hướng an toàn, chất lượng, hiệu quả cao.
Đẩy mạnh công nghệ cao
“Nhiệm vụ trọng tâm của trung tâm trong năm 2019 là tiếp tục xây dựng triển khai các mô hình hiệu quả gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh đưa công nghệ cao, cơ giới hoá vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị nông sản cũng như tăng thu nhập cho nông dân” - bà Hương cho biết.
Bà Hương cho biết thêm, trong thời gian tới trung tâm cũng sẽ chú trọng vào việc xây dựng các tổ, nhóm liên kết sản xuất – tiêu thụ khép kín, tạo ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô.
Để thực hiện hiệu quả các chương trình khuyến nông, ông Nguyễn Xuân Đại – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho hay: Trong giai đoạn 2019 - 2020, các chương trình dự án khuyến nông cần tập trung vào việc xây dựng và phát triển các mô hình khuyến nông theo quy mô lớn, gắn sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.
"Do đó, Sở đặc biệt chú trọng công tác nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp nhằm hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, bám sát mùa vụ sản xuất, tập trung vào cây, con chủ lực, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới"- ông Đại khẳng định.
Theo ông Đại, là địa phương có diện tích đất lúa lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng, Hà Nội có khoảng 100.000ha đất lúa. Trong giai đoạn 2019 - 2020, dự kiến thành phố sẽ chuyển 1.800ha đất lúa sang các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.
“Để chuyển đổi hiệu quả và tạo đà cho các giai đoạn sau, chúng tôi đã chỉ đạo các ban, ngành phối hợp với các nhà khoa học, đặc biệt là TTKN đẩy mạnh hướng dẫn, tập huấn và hỗ trợ bà con áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là chỉ đạo quyết liệt hơn để tăng diện tích nông nghiệp áp dụng công nghệ cao" - ông Đại cho hay.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.