Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 1,42 điểm (0,17%) lên 841,46 điểm; UPCom-Index tăng 0,18% lên 56,22 điểm và chỉ có HNX-Index giảm 0,51% xuống 112,78 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức trung bình với giá trị giao dịch hơn 5.100 tỷ đồng (bao gồm thỏa thuận).
VN-Index tăng 1,42 điểm (0,17%) lên 841,46 điểm
Ở nhóm Bluechips, FPT, GAS, MSN, VNM, SAB, CTD, VCB, HPG…đồng loạt tăng điểm và là động lực chính giúp thị trường giữ được đà tăng trong phiên cuối tuần. VGC có phiên giao dịch đáng chú ý khi bất ngờ tăng trần lên 21.500 đồng.
Bên cạnh đó, dòng tiền cũng có xu hướng tìm đến các nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng, khu công nghiệp hay các cổ phiếu được kỳ vọng hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công.
Ở chiều ngược lại, nhóm ngân hàng, chứng khoán, dầu khí có phiên giao dịch tương đối ảm đạm và không nhiều cổ phiếu trong đó giữ được sắc xanh.
Chốt phiên, VNM tăng 0,61% (tương đương 700 đồng/cổ phiếu) lên mốc 115.500 đồng/cổ phiếu.
Trong phiên này, cổ phiếu VNM tiếp tục là 1 trong những cổ phiếu có tác động tích cực nhất tới VN-Index khi đóng góp cho chỉ số hơn 1 điểm.
Chốt phiên, VNM tăng 0,61% (tương đương 700 đồng/cổ phiếu) lên mốc 115.500 đồng/cổ phiếu. Toàn phiên có hơn 1,1 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. Hết phiên vẫn dư mua hơn 14 nghìn cổ phiếu và dư bán hơn 176 nghìn cổ phiếu.
Phiên hôm nay là phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp của VNM. Như vậy, tính chung qua 1 tuần mã này đã tăng gần 6% giá trị. Tuy nhiên nếu tính chung qua 1 tháng thì mã này vẫn đang theo xu hướng xấu với việc mất 0,86% giá trị.
Tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi là ông chủ tập đoàn ThaiBev và Sabeco.
Liên quan đến VNM, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa thông báo nội dung chi tiết về việc tạm ứng cổ tức đợt 1/2020 bằng tiền và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Vinamilk sẽ chốt danh sách cổ đông ngày 30/9 và thanh toán cổ tức ngày 15/10 với tỷ lệ 20% (mỗi cổ phiếu nhận được 2.000 đồng). Việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu thực hiện theo tỷ lệ 5:1 (cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu nhận thêm 1 cổ phiếu mới).
Với hơn 1,7 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, công ty sẽ chi gần 3.500 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Song song đó, Vinamilk sẽ phát hành tối đa 348 triệu cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ thêm 3.483 tỷ đồng.
Trong cơ cấu sở hữu của Vinamilk, cổ đông lớn nhất là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) với 36% cổ phần. Nhóm cổ đông Thái Lan F&N nắm giữ 20,4% vốn Vinamilk. Đây là các doanh nghiệp thuộc sở hữu của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi, ông chủ tập đoàn ThaiBev và Sabeco. Cổ đông lớn còn lại là quỹ Platinum Victory của Tập đoàn Hong Kong Jardine Matheson với 10,6% cổ phần.
Như vậy, SCIC sắp thu về 1.250 tỷ đồng tiền cổ tức từ Vinamilk. Nhóm cổ đông Thái Lan F&N nhận 710 tỷ đồng và quỹ Platinum Victory sẽ bỏ túi 370 tỷ đồng. Đồng thời, 3 cổ đông lớn này chuẩn bị sở hữu thêm lần lượt 125 triệu, 71 triệu và 37 triệu cổ phiếu của đại gia ngành sữa Việt.
Sau 6 tháng đầu năm, Vinamilk ghi nhận doanh thu 29.650 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 5.860 tỷ, tăng 7% và 3% so với cùng kỳ 2019. Nếu so với kế hoạch 2020, Vinamilk hoàn thành 50% chỉ tiêu doanh thu và 55% lợi nhuận sau 1/2 thời gian.
Năm nay, doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam có nhiều chuyển động chiến lược để tìm kiếm động lực tăng trưởng mới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.