Như tin đã đưa trên báo chí, trong buổi làm việc tại Củ Chi sáng 18.2, khi nghe lãnh đạo huyện Củ Chi (TP.HCM) trình bày sữa từ đàn bò của bà con nông dân Củ Chi bán không được do không có đơn vị thu mua. Toàn huyện có gần 40.000 con bò sữa nhưng dân chỉ bán được mười mấy ngàn con. Tân Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã ngay lập tức phê bình lãnh đạo huyện Củ Chi và yêu cầu Chủ tịch huyện gọi điện cho Tổng giám đốc Vinamilk để hỗ trợ bà con.
>>XEM THÊM: Bí thư Đinh La Thăng gọi điện, Vinamilk "sẽ mua sữa nhưng phải đúng quy trình"<<
Ý định thì rõ là tốt! Báo chí đưa tin, người người hồ hởi, đúng là một lãnh đạo năng nổ, sát dân, luôn tìm kiếm giải pháp có lợi cho dân một cách nhanh nhất.
Nhưng, (ngoài việc Tổng giám đốc Vinamilk không dùng điện thoại cá nhân) ngay sau đó, khi đã liên lạc được, đại diện Vinamilk cho rằng dù Bí thư Thành ủy TP.HCM - ông Đinh La Thăng có yêu cầu Vinamilk hỗ trợ nhưng doanh nghiệp cũng phải kiểm tra thực tế.
Vinamilk hiện thu mua gần 80% sản lượng sữa bò của bà con nông dân nuôi bò trên địa bàn huyện Củ Chi. Tất cả 100% các hộ dân ký hợp đồng trực tiếp với Vinamilk đều được mua sản phẩm đều đặn, kể cả những ngày nghỉ Tết dài ngày vừa qua. Còn số hộ không bán được sữa, theo phản ánh là do những hộ không có hợp đồng với Vinamilk hoặc đang bán cho doanh nghiệp sữa khác hoặc chăn nuôi tự phát chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.
Vinamilk rõ ràng đã đúng. Họ là đơn vị kinh doanh, nên bất kể Bí thư Thành ủy TP.HCM ra lệnh, họ cũng vẫn phải mua sữa đúng tiêu chuẩn để bảo đảm nguyên tắc của mình. Đó là điều mà tất cả chúng ta phải tôn trọng.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng (phải) làm việc tại Củ Chi sáng 18.2.
Không liên quan, nhưng trong một diễn biến khác, hãng Apple đang chống lại yêu cầu của FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ) khi cơ quan này yêu cầu Apple mở khóa chiếc iPhone 5C của một tên khủng bố tại San Bernardino, California vào cuối năm ngoái.
>> XEM THÊM: FBI yêu cầu Apple mở khóa iPhone để điều tra một vụ xả súng <<
Đến thời điểm hiện tại, tòa án đã chính thức đưa ra yêu cầu buộc Apple thực hiện điều này, và Apple vẫn “ngoan cố” không làm. Ngay sau khi có tin Tòa án California yêu cầu Apple phải mở khóa và lấy dữ liệu trong chiếc iPhone của hung thủ vụ thảm sát San Bernardino. CEO Tim Cook đã gửi đi một thông điệp đầy cứng rắn. Khẳng định Apple sẽ không giúp FBI truy cập dữ liệu người dùng, ngay cả khi đó là một tên sát nhân. “Chính phủ yêu cầu chúng tôi phản bội khách hàng”, và đó là không thể!
Trong bức thư gửi đến các khách hàng, Tim Cook viết: “Chúng tôi không cảm thông cho những kẻ khủng bố”, nhưng theo ông thực tế hiện nay rất nhiều người sử dụng smartphone như một phần thiết yếu của cuộc sống, họ lưu trữ các cuộc hội thoại, âm nhạc, các thông tin tài chính và nhiều dữ liệu cá nhân khác. CEO của Apple nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mã hóa các dữ liệu này. Việc mã hóa không chỉ giúp bảo vệ dữ liệu mà còn giúp bảo vệ người sử dụng khỏi nhiều mối đe dọa khác nhau. Bất cứ hành động mang tính chất phục tùng nào của Apple cũng có thể làm mất lòng tin của khách hàng.
Họ kinh doanh, và giữ chữ tín với khách hàng là nguyên tắc. Không phải ngẫu nhiên CEO của Google cũng lên tiếng tán đồng CEO của Apple.
Vậy đấy, có đôi khi muốn mà không dễ. Quy tắc về sự tôn trọng cần được giữ gìn ở bất cứ đâu. Mọi việc cần đi đúng quỹ đạo của mình.
Một lần nữa, Vinamilk làm đúng!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.