Làm thế nào để vợ chồng không phải cãi nhau vì tiền?

Thứ tư, ngày 07/01/2015 10:07 AM (GMT+7)
Tiền bạc cũng là một trong những vấn đề dễ khiến vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn. Để không có các cuộc tranh cãi về tiền , các cặp vợ chồng cần đặt ra những nguyên tắc chung về tiền bạc dưới đây.
Bình luận 0

Thiết lập một số quy tắc về tiền ngay trước khi kết hôn

Rất có thể là bạn và người bạn đời của mình có nhiều quan điểm khác nhau khi nói đến tiền. Vì vậy ngay từ trước khi kết hôn, hai bạn cần ngồi lại để đưa ra sự thống nhất về tiền bạc trong gia đình và cứ thế tuân theo khi đã “về chung một nhà”. Ví dụ: Việc đưa tiền cho nhau của cả hai như thế nào, chi tiêu hàng tháng ra sao, ai là người cất giữ, kế hoạch tiết kiệm ra sao, tiền điện nước, tiền mua sắm, quà cáp biếu bố m như thế nào... Đó là những gợi ý nho nhỏ để cả hai vợ chồng luôn thoải mái với nhau về tiền bạc.

img

Ảnh minh họa

Thường xuyên công khai tài chính

Hãy cố gắng dành một khoảng thời gian ngắn mỗi tuần, mỗi tháng để bàn với nhau về tài chính trong nhà. Có như thế, hai vợ chồng mới nắm được điều kiện kinh tế gia đình mình, hoạch định cho những kế hoạch chi tiêu quan trọng như mua nhà, mua xe hay sắm sửa những vật dụng mới... Nên chọn thời gian thích hợp và nói về chuyện tiền ngắn thôi.

Hãy luôn chia sẻ, nói chuyện cởi mở với người bạn đời của mình rằng bạn kiếm được bao nhiêu mỗi tháng, rằng số tiền đó đã "lưu chuyển" thế nào. Ngay cả khi tiền bạc không phải vấn đề lớn đối với gia đình bạn thì việc chia sẻ thẳng thắn về vấn đề này cũng giúp hai người tin tưởng, hiểu và đồng cảm với nhau hơn.

"Liệu cơm gắp mắm

Có một thực tế là, hầu như các bà vợ là người lên kế hoạch chi tiêu trong gia đình và không mấy ông chồng lại cảm thấy hài lòng với kế hoạch đó. Một anh chồng quen tiêu hoang lấy phải một cô vợ tiết kiệm, hay cô vợ hoang toàng lại vớ phải anh chồng siêu kẹt, đó thực sự là thảm họa. Cả hai cần phải biết trung hòa, xác định các vấn đề ưu tiên cần chi tiêu trước và cùng nhau quyết định nên đầu tư vào việc gì trước trong khoản ngân quỹ chung của cả gia đình.

Phải có người quản lý tài chính

Hãy thảo luận với nhau để chọn ra ai sẽ quản lý chi tiêu hàng ngày, ai sẽ lo chuyện đầu tư lâu dài; nếu vợ hoặc chồng có “khiếu” thì có thể đảm nhận toàn bộ, hoặc nếu cả hai bạn đều muốn thoái thác “trách nhiệm nặng nề” này thì hãy thay phiên nhau. Khi đã phân chia như thế, mỗi người cần cập nhật thông tin về những khoản tiền thu vào và chi ra với người kia một cách đều đặn và thẳng thắn, và đảm bảo rằng luôn có sự chia sẻ với nhau. Sẽ rất không công bằng khi một người đã phải gánh tất cả các gánh nặng tài chính trên lưng, lại còn phải làm người chuyên làm mất vui bằng những câu nói như “mình không có đủ tiền đâu,” trong khi người còn lại tận hưởng cuộc sống một cách vui vẻ với ý nghĩ rằng mọi thứ đã có chồng (vợ) mình lo.

Cần có trách nhiệm với nhau

Tiền vốn chỉ là vật vô tri vô giác, nhưng nó lại giúp con người duy trì cuộc sống. Chính vì vậy, khi ngân sách gia đình cạn kiệt thì vợ chồng lại dễ xảy ra mâu thuẫn, cãi vã hơn so với những gia đình có tài chính dư giả. Cuộc sống gia đình có rất nhiều thứ phải chi tiêu từ tiền ăn, tiền điện nước, xăng xe, tiền học cho con…đề phải chi tiêu. Nhưng trong gia đình hai bạn đều có trách nhiệm, bạn và bạn đời nên tâm sự, chia sẻ với nhau, hãy cùng bàn bạc để cắt giảm những thứ không cần thiết lắm để tiết kiệm ngân sách. Khó khăn rồi cũng sẽ qua đi.

(Theo Yeutretho/Người Đưa Tin )
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem