Làng cổ
-
Tổ hợp tác mo cau làng cổ Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thủ công, mỹ nghệ từ mo cau. Đặc biệt là những chiếc dĩa, tô, chén, khay đựng trầu cau, đựng trái cây, bình hoa, túi xách, đôi dép và những bông hoa...
-
Trước đây, một số ngành nghề thường được mặc định không dành cho phụ nữ, trong đó có nghề mộc, bởi công việc nặng nhọc, vất vả. Nhưng ở một làng cổ ở xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang (tỉnh Hải Dương) đàn bà, con gái nơi đây lại làm nghề của đàn ông.
-
Làng Hội An ở miệt trung du huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam trầm mặc hơn dưới những nếp nhà cổ, bóng cây xanh và bên mái đình có tuổi đời hơn 150 năm gắn với lịch sử khai hoang, lập làng của tiền nhân.
-
Theo những tài liệu cổ được lưu giữ tại Viên Hán Nôm, thôn Phú Hạnh xưa có tên là Vạn Chài hay làng Chài. Làng cổ Phú Hạnh nay thuộc xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) nổi tiếng với nghề làm bánh đúc mà dân ở đây gọi bằng một cái tên hết sức dễ thương-bánh hòn tai!
-
Đền Côn Giang, làng cổ Thuyền Quan nay thuộc xã Thái Hà, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) nằm trong cụm di tích lịch sử cấp quốc gia thờ danh nhân, thám hoa Quách Hữu Nghiêm. Đền được khởi công xây dựng từ đầu thế kỷ XVI, sửa lại năm Bảo Đại thứ 12.
-
Có một ngôi làng cổ dưới chân núi Đọi (tỉnh Hà Nam) mà khi nghe nhắc đến người ta nhớ ngay đến nơi vua Lê Hoàn về cày Tịch điền năm xưa, nhớ đến làng nghề làm trống nghìn năm tuổi. Tự hào ngôi làng ấy còn là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể cấp quốc gia.
-
Trong nắng gió mơ màng, làng cổ Lộc Yên (huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) yên ả giữa không gian sắp vào tiết xuân phân. Quẹo vào bờ đá, ngõ làng nơi đây nghe như dòng thời gian trôi chậm lại.
-
Nếu như Hà Nội có những làng cổ nổi tiếng như Đường Lâm, Cự Đà thì ở xứ Kinh Bắc (Bắc Ninh ngày nay), vốn là thủ phủ đất Giao Chỉ từ xa xưa lại có làng cổ Trang Liệt - ngôi làng cổ còn in những dấu tích như mời gọi con người trở về với nguồn cội, với ký ức mênh mang.
-
3 làng Cánh xưa (Hương Canh, Tiên Canh, Ngọc Canh), nay là thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) có 9 giếng cổ. Mặc dù có nhiều đổi thay trong lịch sử cũng như cuộc sống hằng ngày, những giếng cổ này vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân.
-
Đến với điểm du lịch làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) du khách sẽ được tham quan hệ thống nhà thờ họ tộc; các nhà rường truyền thống, hàng chục đình, chùa, miếu, đền thờ, như đình làng Trung, chùa Phước Bửu, miếu Cây Thị, miếu Đôi, miếu Quang Tế (thờ Yoni và Linga của người Chăm) và các miếu Âm hồn...