Làng cổ
-
Rạch Vẹm là làng chài ven biển lâu đời của đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), bên cạnh làng chài cổ Hàm Ninh và một số làng chài khác. Những năm trở lại đây, làng chài này đã trở thành điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước khi đến “đảo ngọc” Phú Quốc.
-
Ngôi làng cổ khá kỳ lạ ấy bên dòng sông Thu Bồn ở Quảng Nam khi không phải hứng chịu bất kỳ viên đạn nào của chiến tranh, vẫn giữ nguyên vẹn nét đẹp của làng cổ mấy trăm năm qua. Đó là làng cổ Đại Bường (thị trấn Trung Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam).
-
“Gia Miêu” tiếng cổ có nghĩa là “lúa tốt”, dân gian gọi là đất quý hương. Đất Gia Miêu ngày nay là thôn Gia Miêu thuộc xã Hà Long (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) - nơi có quần thể di tích cấp quốc gia Đình làng Gia Miêu, di tích lăng, miếu Triệu Tường lưu dấu những trầm tích lịch sử là nơi phát tích của vương triều Nguyễn...
-
Đó là ngôi làng cổ nổi tiếng có tên gọi làng Phù Lưu ở Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Bằng ngòi bút chân thực và giàu cảm xúc, nhà văn Kim Lân đã khắc họa về ngôi làng Phù Lưu của mình trong truyện ngắn “Làng” khiến bạn đọc đặc biệt ấn tượng.
-
Bắc Ninh không chỉ là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi đây còn nổi tiếng với nhiều món ăn dân dã mà tinh tế làm say lòng khách thập phương. Bánh tẻ làng Chờ (thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) là một đặc sản như vậy.
-
Theo tục truyền, làng cổ Phong Lai (xã Xuân Lai, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) ngày nay được hình thành từ đầu triều Đinh, do một nhóm dân cư ngoài Bắc chạy loạn 12 sứ quân vào đây khai hoang lập nghiệp.
-
Có mặt ở làng cổ Thanh Cù (Kim Động, tỉnh Hưng Yên) vào buổi sáng sớm, đúng ngày diễn ra phiên họp chợ, cảm nhận không khí của những buổi chợ xưa. Chợ Gò của làng cổ Thanh Cù nổi tiếng với câu ca dao: Hưng Yên có mấy chợ to/Tiếng đồn to nhất, chợ Gò đã lâu/Có sông, có bến, có cầu/Kẻ buôn người bán đâu đâu cũng về...
-
Từ xa xưa, ông cha ta có câu ca dao tục ngữ: “Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần”. Với hương vị đậm đà thơm ngọt đặc trưng, tương làng Bần (Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) hay tương Bần đã trở thành trở thành thứ nước chấm không thể thiếu trong mâm cơm nhiều gia đình Việt.
-
Với người Bắc Giang thì chắc chợ Âm Phủ (hay còn gọi là chợ Âm Dương) ở đình Cao Thượng (Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt) chẳng mấy lạ lùng. Nhưng với tôi, một người đến từ miền Trung thì cái tên chợ Âm Phủ thực sự lôi cuốn.
-
Cách trung tâm thành phố Huế 10km có một làng Chuồn làm món đặc sản lạ mắt, lạ miệng, chả nơi nào có
Nằm cách trung tâm TP Huế khoảng 10 km, làng An Truyền (hay còn gọi là làng Chuồn), thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi duy nhất làm nên những chiếc bánh khoái cá kình độc lạ, hấp dẫn này.