Làng cổ
-
Thôn Yên Tế, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) là một ngôi làng cổ có tuổi đời hơn một thế kỷ, còn lưu giữ nhiều nét cổ kính, nguyên sơ, mang đậm đặc trưng của một làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-
Lý Công Uẩn người hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, với các thôn làng Dương Lôi, Đại Đình, Dịch Bảng.. . Trong đó, làng Dương Lôi (nay thuộc phường Tân Hồng, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) là địa danh đặc biệt nhất, là quê mẹ, là nơi nhà vua được sinh ra và nuôi dưỡng những năm đầu đời...
-
Nếu những dãy núi đá tạo nên diện mạo cảnh quan thiên nhiên đẹp kỳ vĩ của Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu Non nước Cao Bằng thì từng viên đá hiện diện làm nên công trình nhà sàn đá, cổng đá, tường rào đá... hình thành không gian kiến trúc cổ độc đáo đại diện cho dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô... Cao Bằng.
-
Không chỉ là một làng khoa bảng nổi tiếng, đây cũng là ngôi làng cổ duy nhất có đến 3 người giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám. Đó là làng Trung Cần, xã Nam Trung, nay thuộc xã Trung Phúc Cương, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Làng cổ Trung Cần được xem là đất phát quan, đất phát nhiều người làm quan....
-
Trải qua bao biến cố, thời gian, nhiều công trình kiến trúc ở Gia Miêu ngoại trang (làng Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) đã bị phá hủy. Cho dù là thế đi chăng nữa, thì dấu tích về nơi gắn liền với Vương triều Nguyễn vẫn còn vang mãi.
-
Làng Ngọc Tiên nằm Trung tâm hành chính xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định. Một ngôi làng cổ trù phú có từ cuối thời Lý đầu thời Trần với tên gọi ban đầu là “Nam Thiên Ngọc Ấp", mảnh đất phía Trời Nam của các Thân Vương nhà Trần.
-
Ngày 18/8/2023, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 2329/QĐ-UBND xếp hạng nhà thờ họ Tạ làng La Hà, xã Quảng Văn (TX Ba Đồn) là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Nhà thờ họ Tạ làng La Hà là nơi thờ tự một dòng họ có nhiều thế hệ đỗ đạt khoa bảng, đại khoa.
-
Làng Tân Phượng, một làng cổ nay thuộc xã Tân Mỹ (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) xưa có tên là Phụng Công Trang, hay làng Phụng Pháp...Đặc biệt, vùng đất này còn gắn với sản vật dùng để tiến vua, đặc biệt là rau muống tiến vua- rau muống trũng.
-
Làng Trung Lập, làng cổ ở xã Xuân Lập huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) hiện vẫn còn những dấu tích về người anh hùng dân tộc Lê Hoàn-vua Lê Đại Hành thời thơ ấu cùng những truyền thuyết dân gian. Ngôi miếu nhỏ chỉ rộng chừng 30m2 được người dân tôn thờ gọi là “Nền sinh Thánh”. Tương truyền, đây là nơi bà Đặng Thị sinh ra Lê Hoàn.
-
Làng “đá ong” tại xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) xưa nay nổi tiếng là ngôi làng cổ độc đáo chỉ với những viên đá ong sập như sáp mật. Theo lời truyền, làng xuất hiện một quả đồi “xương rồng”, nếu lấy “xương con rồng” xây nhà thì phong thủy rất tốt, mát mẻ, gia đình hòa khí.