Làng Cười Du lịch Đan Phượng, Hà Nội

04/09/2018 09:43 GMT+7
Huyện Đan Phượng nằm ở phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội, tại khoảng giữa của trục đường quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây. Phía đông giáp huyện Đông Anh và quận Bắc Từ Liêm, phía nam giáp huyện Hoài Đức, phía tây giáp huyện Phúc Thọ, phía bắc giáp huyện Mê Linh.

Huyện gồm 1 thị trấn Phùng và 15 xã: Đan PhượngĐồng ThápHạ MỗHồng HàLiên HàLiên HồngLiên TrungPhương ĐìnhSong PhượngTân HộiTân LậpThọ AnThọ XuânThượng MỗTrung Châu.

Đường phố: Đại PhùngĐông KhêHạ MỗLiên HàLiên HồngPhùngPhượng TrìTân HộiTây SơnThọ VựcThượng MỗHồng Hà.
 
Đan Phượng theo nghĩa gốc Hán có nghĩa là chim phượng đỏ. Huyện được đặt từ thời Trần, đến thời Minh chiếm đóng thì huyện tên là Đan Sơn thuộc châu Từ Liêm, phủ Giao Châu. Sang thời Hậu Lê huyện lệ về phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Năm 1831, vua Minh Mạng điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập các tỉnh mới. Huyện đựợc tách ra thành huyện riêng vào năm 1832 vẫn thuộc phủ Quốc Oai. Năm 1888, sau khi vua Đồng Khánh cắt Hà Nội cho Pháp. Huyện Đan Phựợng được nhập về phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Năm 2008 huyện thuộc Hà Nội sau nhiều lần nhập, tách vào tỉnh Sơn Tây, Hà Sơn Bình, Hà Tây.

Những nét văn hoa, di tích lịch sử, địa danh được nhắc nhiều đến trong các bài viết về Du lịch Đan Phượng: Làng nghề mộc Liên Hà, Tân Hội; Nem Phùng, rượu Nếp, đậu phụ Bá Giang; Hát ca trù ở xã Thượng Mỗ, Vật truyền thống ở xã Hồng Hà, Thổi cơm thi ở hội Dầy, hát Chèo tàu ở hội Gối, hát chèo bè trên sông của dân chài Vạn Vĩ, hội thả diều ở Bá Giang, bơi trải ở Đồng Tháp, rước cây bông ở Trung Hà; Đình Ích Vịnh, đền Nhã Lang, chùa Liên Trung, đền Yên Sở, đình chùa Phương Mạc, miếu Voi Phục, lăng Văn Sơn, đền Bà Sa Láng, đền Văn Hiến - Thờ Thái úy Phụ chính Tô Hiến Thành, đình Vạn Xuân, chùa Hải Giác, đền Chi Trỉ, chùa Già Lê, miếu Xương Rồng...



Read more: http://www.giap.name.vn/2018/05/du-lich-dan-phuong-ha-noi.html#ixzz5Q657O6C1

(Dân Việt)