Làng nghề
-
Từ lâu khúc cá kho tộ “làng Vũ Đại” đã nổi tiếng khắp nơi và là món ngon không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của nhiều gia đình. Ăn một miếng mà đủ cả vị thơm của cá, ngậy của thịt mỡ, vị cay cay của riềng, vị chua của chanh, chay, khế... Nhất là ngày Tết, ăn cá kho tộ với bánh chưng, cơm nóng thì quả là sự kết hợp tuyệt mỹ...
-
Nước mắm tĩn Sài Gòn đó! “Sài Gòn làm gì có hãng làm nước mắm, bỏ đi tám! Sài Gòn bán nước mắm thì có”, anh bạn quê Bà Rịa cười khẩy, nhớ Sài Gòn phát cuồng, rồi bạ thứ gì cũng quơ vào Sài Gòn. Nhớ đây là nhớ nước mắm tĩn bán ở Sài Gòn. Nước mắm đựng trong những tĩn sành có lớp ximăng vôi phủ ngoài đó!
-
Bưởi Diễn Minh Khai được trồng trên vùng đất truyền thống của các làng Phúc Diễn, Văn Trì (thuộc phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Bưởi Diễn có hương vị rất riêng, không thể lẫn với loại bưởi mang tên Diễn nhưng trồng trên những vùng đất khác như Đan Phượng (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên), Đoan Hùng (Phú Thọ)…
-
Còn hơn nửa tháng nữa mới đến tết Nguyên Đán Bính Thân 2016. Nhưng thời điểm này tại nhiều trục đường của TP.Huế đã xuất hiện nhiều cây hoa cảnh được chở trên xe ba gác đi bán dạo với đủ chủng loại từ phong lan, trạng nguyên… cho đến các loại hoa dân dã như: sống đời, hoa sam, hoa pháo.
-
Còn hơn nửa tháng mới đến Tết Nguyên đán, vậy mà hầu hết các làng hoa miền Tây đâu đâu cũng tấp nập khách tham quan và mua sắm. Rộn ràng nhất là tại các con đường về làng hoa Sa Đéc (phường Tân Qui Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp), nhà vườn nào cũng dồn thời gian vào việc chăm sóc, trưng bày và giới thiệu sản phẩm cây, hoa để đón khách.
-
Người Việt Nam ta vốn quen câu nói “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Ngay trong đời sống của người dân, trầu cau đã đi vào sự tích, thơ ca, từng gắn bó với đời sống vùng thôn quê một cách thân thiết, gần gũi thân thương nhất. Nét đẹp hồn quê ấy hiện vẫn còn được lưu giữ ở làng trầu Vị Thủy và lưu truyền từ bao đời nay.
-
Mới đây, có dịp về làng Dương Nổ (xã Phú Dương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế), chúng tôi thật sự ngỡ ngàng khi được tận mắt chứng kiến tài năng của những nghệ nhân chạm khắc tre ở ngôi làng này. Từ những thanh tre sần sùi, khô cứng nhưng qua bàn tay khéo léo của người thợ đã tạo ra những chiếc lồng chim có giá trị nghệ thuật cao, đạt đến trình độ điêu luyện và giá trị kinh tế cũng không hề nhỏ.
-
Khởi hành mở đầu cho năm mới, chúng tôi đã có dịp đến tham quan Đà Lạt – thành phố của “ngàn hoa”. Tối đến, trong tiết trời se lạnh, trong đoàn ai nấy đều khoác lên mình chiếc áo đủ ấm, rồi đi chơi chợ ở Đà Lạt. Tại nơi bán đồ cũ (quần áo, giày dép,...) quen thuộc bấy lâu nay, tôi bỗng thấy xuất hiện nhiều chiếc bàn nhỏ có tấm biển ghi bằng 2 thứ chữ Việt và Anh như: Viết tên lên hạt gạo – Write the name on rice.
-
Tranh Tết làng Sình tại xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế là dòng tranh có lịch sử nhiều trăm năm, gắn liền với tín ngưỡng dân gian, đời sống tâm linh của một bộ phận không nhỏ người dân xứ Huế.
-
Có thể nói, trong số hàng trăm sản phẩm bằng tre của các nghệ nhân làng Bao La (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) tạo nên, chúng tôi ấn tượng nhất là đèn lồng các loại. Từ đèn ú, đèn lục giác, bát giác… Tuy khác nhau về mẫu mã, hình dáng nhưng tất cả đều chan chứa tâm tình, gửi gắm “cái hồn” của làng nghề nơi đây.