Do nhiều nguyên nhân nên 2 năm liên tiếp (2019-2020), tỉnh Quảng Ngãi đã hụt thu ngân sách với số tiền lên đến gần 6.500 tỷ đồng. Tình trạng này dẫn đến việc điều hành thu - chi của địa phương gặp nhiều khó khăn.
Tuy là địa phương dẫn đầu số nợ đầu tư công nhiều nhất trong số các huyện, thành của tỉnh Quảng Ngãi với số tiền hơn 563 tỷ đồng, nhưng huyện Tư Nghĩa vẫn triển khai xây dựng dự án Quảng trường và hồ điều hòa 147 tỷ đồng.
Nhiều ngày qua, dư luận phản ánh việc bó vỉa đường Lê Hồng Phong (tuyến đường được coi là đẹp nhất Hải Phòng) bị bóc ra thay thế bằng bó vỉa khác, trong khi bó vỉa cũ vẫn còn sử dụng được. Dư luận còn cho rằng việc bóc bó vỉa cũ thay bằng bó vỉa mới là không cần thiết, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Do hụt thu ngân sách quá lớn diễn ra trong 2 năm liên tiếp, dẫn đến không còn khả năng cân đối thu-chi của năm 2020, vì vậy chính quyền Quảng Ngãi đề nghị T.Ư xem xét, cấp tạm số tiền gần 2.670 tỷ đồng để đảm bảo các nhiệm vụ chi của địa phương.
Không chỉ thất thoát tiền tỷ khi thực hiện dự án trồng dược liệu đinh lăng, Hợp tác xã Tân Tiến còn triển khai mô hình trồng dứa Cayen không hiệu quả. Tuy vậy, Hợp tác xã này lại được UBND huyện Ia Pa cung cấp hàng tỷ đồng xây dựng, mở rộng kho bãi.
Sau hàng loạt sai phạm về đầu tư, xây dựng cơ bản, trong đó có sai phạm gây thất thoát, lãng phí ngân sách, ông Nguyễn Thế Hùng - Chủ tịch UBND huyện Ia Pa được điều động làm Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Gia Lai.
Cùng loại máy thở phục vụ Covid-19, Gia Lai mua với giá 1,45 tỷ đồng, cao gấp đôi Khánh Hòa và một số bệnh viện ở Hà Nội, Thanh tra tỉnh Gia Lai đề xuất UBND tỉnh Gia Lai thành lập Hội đồng thẩm định giá của nhà nước để định giá.
Huyện Phú Thiện (Gia Lai) đầu tư 3,8 tỷ đồng xây dựng nhà ăn để phục vụ cán bộ, công chức, nhưng sau khi hoàn thành hơn 2 năm, nhà ăn này vẫn đóng cửa, bỏ không gây lãng phí.