Tháng 9 là thời điểm ông Quyết thu hoạch hồng. Với 1000/3000 cây hồng đã cho thu hoạch, nên ông Quyết đứng trước sức ép về tiêu thu sản phẩm. Mỗi năm ông thu 50-60 tấn hồng giòn. Do hồng chín theo thời vụ và không để lâu được, ông Quyết đã tìm ra cách giải quyết những quả hồng chín nhanh mà chưa kịp bán bằng cách cho vào lò sấy.
Trước khi cho vào lò sấy, hồng được ngọt vỏ và bỏ hạt.
Chúng được xếp gọn trên khay và đưa vào lò sấy.
Hồng được đưa vào lò sấy khoảng 30 tiếng.
Ông Quyết (người bên phải) kiểm tra từng khay hồng một. Sau rất nhiều lần làm đi, làm lại, ông mới thành công.
Những mẻ hồng giòn cho vào lò sấy sẽ cho chất lượng rất ngon. Theo ông Quyết, làm theo cách này sẽ giải quyết được những quả hồng không đẹp mã và bị sứt sẹo. Với 3000 gốc hồng đã và sắp cho thu hoạch, tôi làm như thế này sẽ giảm sức ép phải bán hồng bằng mọi giá.
Cứ 7kg hồng tươi sẽ được 1kg hồng sấy khô. Sản phẩm đóng túi hút chân không có thể để được thời gian dài và vận chuyển rất dễ. Ông Quyết hy vọng với cách làm này, ông sẽ thu được lợi nhuận cao hơn từ quả hồng giòn Mộc Châu.
Ông Quyết đã đầu tư máy sấy hồng hết 200 triệu đồng. Đây là vụ đầu tiên ông làm hồng sấy. Sản phẩm ra lò, được người tiêu dùng đón nhận. Ông Quyết ấp ủ sẽ đưa hồng sấy đi xuất khẩu. "Nếu việc này thành công, bà con Mộc Châu sẽ thu được lợi nhuận cao hơn khi trồng hồng", ông Quyết chia sẻ.
Hồng giòn sấy khô có ưu điểm ăn rất ngọt, mềm và thơm. Ông Quyết bán với giá hơn 200.000đ/1kg.
Giá hồng giòn đang bán được giá, người trồng hồng sống ổn. Tuy nhiên, ông Quyết cho rằng, về lâu về dài, khi diện tich trồng hồng tăng lên nhanh chóng, người nông dân cũng phải có kênh khác để phân phối sản phẩm.
Hồng giòn Mộc Châu có mẫu mã đẹp. Tuy nhiên, nó thường chín rộ trong tháng 8 và tháng 9. Nếu người trồng không thu hái kịp, nó sẽ nhanh hỏng. Do vậy, cách làm của ông Quyết sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho người trồng hồng giòn ở cao nguyên Mộc Châu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.