Lễ hội cầu mùa

  • Lễ hội Pang A của dân tộc La Ha (tỉnh Sơn La), là nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo được tổ chức để cầu cho mùa màng tươi tốt, con người có sức khỏe, cầu may mắn cho dân bản và bày tỏ lòng cảm tạ thần linh, cùng các thầy lang có công bảo vệ dân bản.
  • Cùng với các dân tộc vùng cao Sơn La, đầu năm là thời điểm diễn ra các Lễ hội. Trong đó có, Lễ hội cầu mùa, nét văn hóa của dân tộc Dao nơi đây.
  • Lễ hội "Slạm nhịt hụi" - lễ hội của những làn điệu Soóng cọ (hát giao duyên), tìm bạn tình và gặp gỡ người thương - của đồng bào dân tộc Sán Chỉ (Sán Chay) huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) năm nay được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng. Với người Sán Chỉ huyện Tiên Yên, thời điểm diễn ra lễ hội mới thực sự là những ngày Tết.
  • Nghi lễ tôn vinh cây lúa, cây khoai sọ, cầu mưa, chọc lỗ tra hạt, cúng ma nhà, tổ tiên - rượu cần được người dân Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái) tái hiện chân thực, sinh động trong Lễ hội Cầu Mùa diễn ra trong 2 ngày mùng 9 và mùng 10 Tết (tức ngày 24 và 25.2).
  • Lễ cầu mưa, nghi lễ nông nghiệp đặc trưng tiêu biểu trong đời sống kinh tế, cũng là lễ hội văn hóa truyền thống của người Khơ Mú ở bản Tọ Cuông, xã Ẳng Tở, huyện Mường Ảng (Điện Biên) sau nhiều năm không được tổ chức, đã được phục dựng lại năm 2014. Từ đó đến nay lễ hội này được tổ chức đều đặn.