Lễ hội

  • Khắp thành phố Leipzig của Đức ngập tràn các nhân vật ma quái kỳ dị như ma cà rồng, yêu tinh hay thậm chí cả thần chết. Đây là lễ hội hóa trang độc đáo dành cho các tín đồ yêu thích văn hóa Gothic lớn nhất thế giới.
  • LTS: 5 dân tộc rất ít người (có số dân dưới 1.000 người) của Việt Nam là Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Ơ Đu và Brâu đang mất dần bản sắc văn hóa khi không còn tiếng nói, chữ viết, trang phục, các phong tục văn hoá đặc trưng của dân tộc mình. Dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển các tộc người này, nhưng tốc độ bảo tồn vẫn không theo kịp sự mai một. 
  • Đình Bảng (Bắc Ninh) quê tôi không chỉ nổi tiếng là mảnh đất quê hương vương triều nhà Lý mà còn được biết tới với một món bánh truyền thống thắm đượm sắc màu văn hoá cũng như tình người Kinh Bắc - Bánh Phu Thê!
  • Với người Mạ ở tỉnh Lâm Đồng, lễ hội Yang Koi – cúng thần lúa là lễ cúng quan trọng và lớn nhất trong năm. Lễ hội được thực hiện vào khoảng tháng 2-3 âm lịch, khi đồng bào đã thu hoạch xong mùa màng. 
  • Nhớ về tuổi thơ nơi quê nhà yêu dấu, vào những ngày hè này, má tôi thường làm món bánh lá mít rau mơ mới nghe thấy lạ mà ngon để đãi anh em chúng tôi cùng thưởng thức.
  • Về với Kon Tum, có rất nhiều món ăn của bà con đồng bào dân tộc thiểu số mang hương vị núi rừng như: Món măng đắng luộc, đọt may kho thịt hay cá, rau dớn xào, hoa chuối rừng làm nộm và đặc biệt là món kiến vàng nấu ống lồ ô.
  • Trong 2 ngày 15 và 16.5, tại huyện Nam Đông đã diễn ra Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên- Huế lần thứ 11 năm 2015. Đây là dịp để tinh hoa văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh hội tụ và tỏa sáng. 
  • Trong lễ hội truyền thống được lưu giữ, tổ chức hằng năm ở làng Lệ Mật, nổi bật nhất phải kể đến Lễ múa Giảo Long và Lễ Đả ngư. Đây là những nghi lễ quan trọng của Lễ hội, mang nét phong tục xưa và có ý nghĩa văn hoá dân gian sâu sắc, bắt nguồn từ sự tích chàng trai họ Hoàng xả thân đánh Giảo Long, cứu xác công chúa nhà Lý.
  • Cứ vào ngày Rằm tháng Ba hằng năm, người dân các dân tộc ở huyện miền núi rẻo cao Minh Hóa (Quảng Bình) lại vào hội. Từ xa xưa, người dân Minh Hóa đã dặn lòng với nhau rằng: “... thà ốm mà nằm, ai mà dám bỏ chợ Rằm tháng Ba”. 
  • Làng Kon Jong, xã Ngok Reo, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum sắp khánh thành nhà rông văn hóa vào đúng ngày hội Đại đoàn kết toàn dân. Đây là dịp để tiếng chiêng của làng ngân khắp núi rừng báo cho thần núi, thần sông, thần rừng... về vui với dân làng KonJong. Mặc dù rất bận, già làng A Duah vẫn bắt tay vào chỉnh âm cho từng chiếc chiêng mẹ chiêng con.