Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sau khi tốt nghiệp, chàng kỹ sư trẻ chọn làm thiết kế web có khách hàng ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng chàng trai trẻ muốn có cuộc sống yên bình khi nghỉ hưu, điều đó chỉ có thể khi gần gũi với thiên nhiên nên anh chọn làm nông..
Deepak Nayak (sống ở Ấn Độ) làm một trang trại ở Rajasthan và nhận thấy người nông dân vẫn sử dụng các phương pháp trồng trọt từ lâu đời. Họ trồng cùng một loại cây dù chúng không mang lại lợi nhuận cao.
Trong một lần đi nghỉ mát, anh thấy những trang trại dâu tây ở một số khu vực có điều kiện khí hậu giống Rajasthan. Do đó, anh bắt đầu nảy sinh ý tưởng trồng dâu tây.
Với sự bỡ ngỡ ban đầu, anh hỏi người nông dân về cách trồng nhưng có người cho biết chưa bao giờ nghe tên. Quả dâu tây được gọi là "thần dược tình yêu" do nó chứa vitamin C giúp tăng ham muốn "chuyện ấy", chứa hợp chất giúp cải thiện lưu thông máu, các hạt bên trong chứa sắt tác động việc sản xuất hormone testosterone.
Vì nông dân ở làng của anh chủ yếu trồng các loại cây quen thuộc, nên khi nghe anh nói trồng dâu tây, mọi người đều cười.
Anh tự học mọi thứ từ các video trên Youtube và Internet. Từ đó, anh hiểu về các quy trình canh tác dâu tây.
Tháng 10/2017, anh bắt đầu trồng dâu tây trên diện tích đất 0,4 ha.
Ban đầu, Deepak phải kiểm tra xem đất ở nơi anh định trồng có phù hợp hay không. Với đất trồng dâu tây, độ pH ở mức 7.
Nhiệt độ thấp nhất là 10 độ C, cao nhất 30-32 độ C. Do đó, để trồng được cây này phải trồng vào mùa đông vì lúc đó có thể duy trì được mức nhiệt phù hợp.
Sau khi làm xong đất, anh lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt. Theo người đàn ông, dâu tây hay bị nấm tấn công nên người trồng phải lưu ý để diệt sớm.
Deepak trồng 15.000 cây dâu tây trên 0,4 ha.
Sau 40-50 ngày từ khi trồng, Deepak có thể thu hoạch dâu tây. Mỗi mùa có thể thu được 4-5 tấn dâu tây trên 0,4 ha.
Sau khi thu hoạch, anh bán với giá 200 Rupee/kg (~65.000 đồng/kg).
Deepak cho rằng thách thức quan trọng nhất với người nông dân là thuyết phục họ thay đổi cách canh tác và trồng loại cây khác với cây trồng truyền thống. Nhưng điều này chỉ có thể làm khi có ai thành hình mẫu thực tế cho họ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.