Nhiệm vụ mà ông cùng đồng đội được phân công trong chiến dịch mùa xuân năm 1975, thưa ông?
- Từ tháng 2 - 3 cho đến đầu tháng 4.1975, không khí chuẩn bị cho Tổng tấn công tương đối sôi động. Ngay trận mở màn Buôn Ma Thuột, Điện ảnh Quân đội Nhân dân đã cử một đoàn đi từ tháng 12.1974. Đến tháng 3.1975, tôi mới nhận được lệnh đi sâu vào chiến trường miền Nam, nhưng vì tính chất bí mật của nhiệm vụ nên không biết cụ thể sẽ đi đâu, có lẽ chỉ đồng chí trưởng đoàn biết.
Vào đến Huế, chúng tôi cảm nhận không khí ngày đầu giải phóng rất sôi nổi. Chúng tôi đi tiếp vào Quy Nhơn và được lệnh quay ngược lên Tây Nguyên, qua Buôn Ma Thuột, vòng xuống Bù Đăng Bù Đốp, tới Lộc Ninh. Đi đến đâu, chúng tôi cũng gặp đội quay của Điện ảnh Quân đội đang làm việc.
Dừng chân ở Lộc Ninh, đoàn chúng tôi gặp anh em ở Xưởng phim Quân Giải phóng do nhà làm phim Trương Thành Hỉ phụ trách. Hai bên cùng bàn bạc trao đổi với nhau để phân công công việc cụ thể.
Ngày 27.4.1975, chúng tôi được lệnh đi theo hướng mũi quân 232 - 1 trong số 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn. Đêm 29.4, chúng tôi đoán đã đến đồng bằng vì thấy hai bên đường có nhà nằm san sát nhau.
Khoảng 8 giờ sáng 30.4, khi đến Cầu Bông và gặp một trận giao tranh giữa ta và địch, chúng tôi quay được một số hình ảnh bộ đội ta bật tung chốt chặn Cầu Bông để tiến về Sài Gòn.
Chúng tôi tiếp tục đi, qua những khu trại lính thấy bộ đội ta dong tù binh, quân trang quân dụng của quân đội Sài Gòn nằm la liệt trên đường. Có thể nói, chặng đường từ 8 đến 10 giờ sáng 30.4 là chặng khá căng thẳng, quyết liệt, bởi bộ đội ta phải triển khai chiến đấu ở nhiều nơi. Sau khi cùng bộ đội vượt qua ổ phản kích của địch ở ngã tư Bảy Hiển, chúng tôi tiến vào Bộ Tổng tham mưu, quay được một số hình ảnh tại đây.
NSND Đặng Xuân Hải và chiếc máy quay 35 ly đã quay nhiều thước phim lịch sử, trong đó có cảnh nội các của tướng Dương Văn Minh đầu hàng tại Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975. Ảnh tư liệu
Nhóm quay phim của ông là nhóm đầu tiên quay được những hình ảnh của nội các Dương Văn Minh tại dinh Độc Lập?
- Vì đoàn quay phim luôn theo sát đơn vị bộ đội nên sau khi ta chiếm được Bộ Tổng tham mưu thì đơn vị bộ đội sẽ
Từ ngày 28-30.4.1975, đội quay phim của ông Đặng Xuân Hải đã quay được nhiều hình ảnh bộ đội ta đánh ở các điểm chốt mở đường tiến vào Sài Gòn như cảnh xe tăng quân giải phóng vượt sông Vàm Cỏ, người dân dẫn bộ đội vượt sông, quân ta bắn chặn xe tăng địch, Bộ Tổng tham mưu, nội các tướng Dương Văn Minh tại Dinh Độc Lập... cùng nhiều hình ảnh về thành phố Sài Gòn ngày đầu giải phóng. Những thước phim đó được đưa vào bộ phim tài liệu “Chiến thắng lịch sử xuân 75” của đạo diễn Trần Việt. |
dừng chân ở đó, còn chúng tôi phải tìm người dẫn đường đến Dinh Độc Lập. Đến nơi, đã quá 12 giờ trưa, xe tăng của ta đang đậu trong sân, đội trưởng của chúng tôi là đồng chí Trần Việt lập tức đi liên hệ với Ban Quân quản để quay nội các Dương Văn Minh, lúc này đã bị bắt giam. Toàn bộ nội các được triệu ra phòng lớn chính giữa Dinh Độc Lập và máy quay của tôi cùng với một đồng chí nữa tên Thiện đã ghi được những hình ảnh đầu tiên của nội các, sau đó mới có các phóng viên khác vào. Những hình ảnh này về sau được dùng nhiều nơi.
Sau đó, chúng tôi ra ngoài, quay những hình ảnh đầu tiên của không khí thành phố ngày đầu giải phóng. Hơn 18 giờ, chúng tôi lại tìm người dẫn đường trở về Bộ Tổng tham mưu, được ăn bữa cơm đầu tiên trong ngày, tại thành phố Sài Gòn ngày đầu tiên giải phóng. Bữa cơm đơn giản, chỉ có canh chua, cá biển nhưng thấy ngon vô cùng. Có thể nói, hành trình tới Sài Gòn đúng ngày 30.4.1975 để ghi lại những thước phim lịch sử là chuyến đi không thể nào quên với tôi và các đồng đội.
Những thước phim mà những người lính – nghệ sĩ điện ảnh đã quay được trong chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975 có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử Việt Nam nói chung và Điện ảnh Việt Nam nói riêng, thưa ông?
- Nhìn lại sự kiện 30.4.1975 và đội hình các nhà quay phim quân đội ra quân, đóng chốt trên khắp các mặt trận: Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Rang - Phan Thiết cho tới vùng đồng bằng Nam Bộ, từ Cần Thơ tới Cà Mau, đặc biệt là Long An, nơi có quốc lộ 4 cắt đứt Sài Gòn và căn cứ Tây Đô... Hay nhóm quay đi với Quân đoàn 3 đánh trận Đồng Dù - một cửa ngõ vào Sài Gòn - vô cùng quyết liệt để ghi lại những hình ảnh chiến đấu của quân và dân ta, giống như người thư ký ghi chép diễn biến những ngày cuối cùng của cuộc kháng chiến, tôi cho rằng đó là những hình ảnh chân thực nhất, mang ý nghĩa, giá trị cao của lịch sử.
Chặng đường lịch sử của dân tộc kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh và chiến dịch đó đã được ghi lại với từng ấy đội quay, hướng quay của các nhà quay phim Điện ảnh Quân đội. Chúng tôi ra quân khá hùng hậu để ghi lại tương đối đầy đủ hình ảnh các mặt trận trong toàn chiến dịch. Những hình ảnh đó chắc chắn sẽ còn mang ý nghĩa, giá trị lịch sử lâu dài.
Các nhà quay phim đương nhiên cũng biết có thể mình sẽ bị thương thậm chí hy sinh, nhưng tại sao ông và các đồng đội của ông vẫn hừng hực khí thế khi nhận nhiệm vụ?
- Các chiến dịch trước: Mậu Thân 1968 và Quảng Trị 1972, tôi cũng đã đi rồi. Năm 1968, tôi cũng bị thương ở Huế,
Phim truyện vốn có các yếu tố hư cấu nên đòi hỏi phải dàn dựng mà sự dàn dựng còn hạn chế nên không có được tính chân thực. Phim tài liệu chân thật hơn và thường cắt được những đoạn hay nhất là những khoảnh khắc diễn ra đúng như sự thật. Đó là thực tế đã diễn ra trong trận đánh và có thể điều đó đưa đến cho người xem cảm xúc cao hơn”.
Đạo diễn - NSND Đặng Xuân hải |
nhưng lúc đó tôi cảm thấy mọi chuyện rất nhẹ nhàng, không nghĩ gì khác mà chỉ nghĩ trách nhiệm của mình khi đã ôm máy quay phim là phải ghi lại được hình ảnh của quân và dân ta. Động cơ đó lớn hơn và khiến tôi cảm thấy vinh dự hơn.
Ngoài ra, còn có sự động viên của các đơn vị lính chiến đấu. Bộ đội ta rất thích có quay phim đi cùng để ghi lại hình ảnh chiến đấu của họ. Có thể nói, hai động lực này kết hợp với sự hăng hái của tuổi trẻ khiến chúng tôi không nghĩ đến chuyện bản thân có thể bị hy sinh mà chỉ tập trung tìm cách né tránh nguy hiểm nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ là chọn những góc máy quay cho tốt.
Đổi lại, chính việc chọn góc máy, chọn hình ảnh quay cho tốt lại là lợi thế để hạn chế nguy hiểm. Bởi, dù có bám sát, đồng hành với bộ đội đi chăng nữa thì trên chiến trường người quay phim vẫn phải đi sau người lính, như thế đã bớt nguy hiểm đi nhiều. Một điều nữa, khi nhận nhiệm vụ, chúng tôi nghĩ sau này sẽ có một bộ phim ra mắt công chúng và đó là trách nhiệm lịch sử nên nên cảm giác ra chiến trường rất nhẹ nhàng.
Xin cảm ơn đạo diễn!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.