Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đáng chú ý, toàn bộ 800 cổ phần trên là do các các nhân trong nước đăng ký mua, nhà đầu tư tổ chức và nước ngoài không tham gia đấu giá.
Trước đó, VNPost thông báo bán đấu giá hơn 122 triệu cổ phần LPB, tương đương 10,15% vốn LienVietPostBank với giá khởi điểm là 28.930 đồng/cp.
Ước tính theo mức giá này, lô cổ phần được VNPost rao bán có giá trị hơn 3.500 tỷ đồng.Thời gian đăng ký và nộp tiền đặt cọc kéo dài từ ngày 25/1 đến 16/2. Buổi đấu giá dự kiến diễn ra vào ngày 23/2.
Như vậy, khi đã hết hạn đăng ký số lượng cổ phần được nhà đầu tư đăng ký mua còn chưa bằng số lẻ trong con số mà VNPost thông báo bán.
Chia sẻ với PV Dân Việt, một chuyên gia chứng khoán cho biết: mức giá khởi điểm 28.930 đồng/cp – cao hơn nhiều so với thị giá hiện tại của LPB là một trong những yếu tố khiến lô cổ phần LPB của VNPost "ế" người mua
Cụ thể, tại thời điểm công bố bán đấu giá lô cổ phiếu LPB, giá khởi điểm được VNPost đưa ra cao hơn 30% so với thị giá (quanh 22.000 đồng/cp).
Ngay sau khi thông tin trên được công bố, cổ phiếu LPB đã tăng kịch biên độ trong 2 phiên liên tiếp 25/1 và 26/1 với thanh khoản cao đột biến. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, thị giá LPB vẫn chỉ dừng ở mức 23.600 đồng/cổ phiếu (chốt phiên giao dịch ngày 18/2). Như vậy giá khởi điểm đấu giá lô cổ phần của VNPost cao hơn giá giao dịch của LPB trên sàn hiện nay gần 20%.
"Trong quá khứ cũng đã có mấy trường hợp tương tự, về cơ bản giá khởi điểm đưa ra không hấp dẫn đối với nhà đầu tư khi cao hơn 15 – 30% so với giá trên thị trường. Nhà đầu tư cá nhân tội gì phải mua như thế. Mua chiến lược cũng không thực sự hấp dẫn, bởi tỷ lệ sở hữu 10% cũng chỉ là nhà đầu tư tài chính thôi. LPB cũng là ngân hàng tầm trung, không hẳn là tốt hẳn đối với nhà đầu tư tổ chức nhất là nước ngoài. Tổ chức nước ngoài cần tỷ lệ sở hữu cao hơn, hơn nữa hiện nay các tổ chức nước ngoài cũng đã nắm nhiều ngân hàng trên sàn cho nên không được phép cùng lúc năm 2 ngân hàng tỷ trọng cao", vị này phân tích.
Quan sát cho thấy, không chỉ LPB, cổ phiếu ngân hàng có diễn biến kém tích cực trong 6 tháng cuối năm 2021 sau giai đoạn tăng giá trước đó, do làn sóng dịch Covid-19 thứ tư làm gia tăng các bất ổn về chất lượng tài sản và lợi nhuận.
Nhưng các chuyên gia CTCK BSC cho rằng, sức khỏe tài chính của các Ngân hàng hiện nay xứng đáng có mức định giá cao hơn so với thời điểm hiện tại.
Các chuyên gia SSI trong báo cáo triển vọng ngành ngân hàng phát hành đầu năm 2022 thì cho rằng, định giá hiện tại chưa phản ánh hết tăng trưởng khiêm tốn nửa đầu năm nay. Điều này có thể tạo cơ hội cho nhà đầu tư mua cổ phiếu ngân hàng tốt ở mức giá hấp dẫn trong thời gian này. Mặc dù vậy, các chuyên gia tại đây không khuyến nghị đầu tư đối với cổ phiếu LPB trong năm nay.
Quay trở lại với lô hơn 122 triệu cổ phần LPB được VNPost thông báo bán đấu giá, chuyên gia chứng khoán cho rằng, VNPost khi bán lô lớn có thể cũng kỳ vọng sẽ có thặng dư, giá phải cao hơn. Tuy nhiên, đối với LPB nhiều cá nhân, tổ chức đánh giá mức giá hợp lý của LPB không cao như doanh nghiệp muốn thoái.
"Trong trường hợp muốn bán như thế thường phải có tổ chức đặt vấn đề trước, hoặc kiểu doanh nghiệp cứ rao bán để thể hiện ý định doanh nghiệp muốn bán. Người bán như đánh tiếng cho thị trường, không nhất thiết 1 phát thoái thành công ngay. Sau khi đánh tiếng, ai quan tâm lô lớn sẽ đặt vấn đề sau", chuyên gia chứng khoán nêu quan điểm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.