Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo thống kê của VMBA, có tới 10.900 tỷ đồng trái phiếu được phát hành từ mảng Ngân hàng (chiếm hơn 96% tổng giá trị phát hành); 20 tỷ đồng trái phiếu từ mảng Chứng khoán (100% của Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí) và 412 tỷ đồng đến từ mảng Bất động sản (Công ty Cổ phần Phát triển Tổng hợp Hưng Thịnh Phát).
Lũy kế từ đầu năm, tổng giá trị phát hành TPDN được ghi nhận là 157.359 tỷ đồng, với 10 đợt phát hành ra công chúng trị giá 11.378 tỷ đồng (chiếm 7,2% tổng giá trị phát hành) và 151 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 145.982 tỷ đồng (chiếm 92,8%tổng số).
Các doanh nghiệp đã mua lại 11.142 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 7. Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu đã được mua lại trước hạn đạt 88.187 tỷ đồng, giảm 34,1% so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm khoảng 65,1% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 57.378 tỷ đồng).
Trong phần còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 132.569 tỷ đồng. 41,8% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm Bất động sản với khoảng 55.382 tỷ đồng, theo sau là nhóm Ngân hàng với gần 19.498 tỷ đồng (chiếm 14,7%).
Tỷ lệ chậm trả tiếp tục tăng nhanh khi nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với gánh nặng đáo hạn lớn.
Trong báo cáo thị trường trái phiếu mới nhất của MBS, trong tháng 7/2024 ghi nhận thêm 3 doanh nghiệp công bố chậm thanh toán gốc khiến cho tổng số chậm trả lên tới 116 doanh nghiệp.
Hiện tại, tổng trị giá TPDN chậm các nghĩa vụ thanh toán ước vào khoảng 209.800 tỷ đồng, chiếm 21% dư nợ TPDN của toàn thị trường, trong đó nhóm ngành bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 68% trị giá chậm trả.
Ước tính có khoảng hơn 95.300 tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn trong 6 tháng cuối năm, trong đó chủ yếu đến từ nhóm ngành bất động sản với trị giá TPDN đáo hạn lên đến hơn 61.900 tỷ đồng, chiếm 65% tổng trị giá đáo hạn.
Mới đây, VIS Rating cũng đưa ra ước tính có đến khoảng 60% trong 9 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn có nguy không trả được nợ gốc đúng hạn trong tháng 7.
“Trong 12 tháng tới, khoảng 18% trái phiếu đang lưu hành với tổng trị giá là 207.000 tỷ đồng sẽ đáo hạn. Chúng tôi ước tính 27% trái phiếu có rủi ro không trả được nợ gốc đúng hạn chủ yếu ở các ngành bất động sản dân cư và xây dựng. 65% trong số trái phiếu này đã chậm trả lãi trái phiếu trước đó”, VIS Rating dự báo.
VIS Ratings ước tính trong tháng 7 sẽ có khoảng 60% trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn có nguy không trả được nợ gốc đúng hạn, giá trị khoảng 5.400 tỷ đồng. Nói riêng về nhóm ngành Bất động sản, những công ty có trái phiếu đáo hạn trong tháng 7 này là: CT TNHH Nam Land; CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova; CTCP Đầu tư và Xây dựng Sunrise,...
Trong đó, 5.200 tỷ đồng trái phiếu rủi ro do các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng và bất động sản dân cư phát hành như Novaland, Nam Land, Big Gain, Đại Thịnh Phát và Kita Invest, và đều không trả lãi đúng hạn vào năm 2023.
Trong tuần từ 22-28/7/2024, có 4 doanh nghiệp thông báo xin gia hạn thêm và chậm thanh toán lô trái phiếu. Cụ thể, Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Nova xin gia hạn trái phiếu thêm 12 tháng cho 4 lô trái phiếu mã NVL2020-01-480, NVL2020-01-500, NVL2020-02-450 và NVL2020-02-350. Công ty Cổ phần BB Power Holdings xin gia hạn trái phiếu thêm 24 tháng cho lô trái phiếu mã BBP.H.20.23.001.
Về chậm thanh toán, Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn xin chậm thanh toán 25,1 tỷ đồng tiền lãi lô trái phiếu mã HQNCH2124007 và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sunrise Việt Nam xin chậm thanh toán 15,2 tỷ đồng tiền lãi và 500 tỷ đồng gốc lô trái phiếu mã SRSCH2024001.
Trong thời gian sắp tới, có 3 đơn vị đã lên kế hoạch huy động vốn từ kênh trái phiếu.
Đầu tiên là CTCP Chứng khoán Rồng Việt đã thông qua phương án phát hành trái phiếu lần 3 trong năm 2024 với tổng giá trị tối đa 900 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu. Trái phiếu có kỳ hạn 1 năm với lãi suất cố định 8%/năm.
Tiếp theo là Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đã thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ trong quý III và IV năm 2024 với tổng giá trị tối đa 6.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, kỳ hạn từ 2 năm đến 7 năm.
Cuối cùng là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã thông qua phương án phát hành trái phiếu công chúng được chia làm 2 đợt trong năm 2024. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, và có tài sản đảm bảo với giá trị tối đa 8.000 tỷ đồng.
Về thị trường trái phiếu sơ cấp, ngày 17/7, Kho bạc Nhà nước gọi thầu tổng cộng 12.000 tỷ đồng TPCP ở nhiều kỳ hạn. Trong khi trái phiếu kỳ hạn 20 năm trúng thầu toàn bộ, trái phiếu kỳ hạn 5 năm không trúng thầu. Tỷ lệ trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 15 năm lần lượt đạt 85% và 58%.
Từ đầu năm 2024 đến ngày 17/7, Kho bạc Nhà nước đã huy động 183.144 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn từ 5 năm đến 30 năm, đạt khoảng 45,8% kế hoạch phát hành trong năm 2024.
Trong tuần này (22-26/7). KBNN sẽ gọi thầu 11.500 tỷ đồng ở 4 kỳ hạn (5, 10, 15 và 20 năm).
Về thị trường trái phiếu thứ cấp, giá trị giao dịch (GTGD) đạt 51.952 tỷ đồng, trong đó GTGD thông thường (outright) trung bình ngày tăng 5,8% so với kỳ trước, GTGD mua bán lại (repo) trung bình ngày tăng 22,7% so với kỳ trước. Khối ngoại bán ròng 50 tỷ đồng trong kỳ báo cáo. Lợi suất trung bình trái phiếu chính phủ tại phòng giao dịch của VBMA so với tuần trước giảm ở các kỳ hạn chủ chốt 5 năm, 7 năm, và 15 năm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.