So với trái hồng dưới xuôi, hồng rừng có kích thước bé hơn rất nhiều.
Hồng rừng mọc hoang dại trong các khu rừng hoặc được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai…
Giống như các loại hồng khác, cây hồng rừng thường rụng lá khi ra quả, quả hồng khi chín có màu vàng cam, thịt mềm ngọt
Trước đây quả hồng rừng ít ai ngó ngàng, chỉ có người dân miền núi nhặt về để ăn hoặc ngâm rượu, làm thuốc
Mấy năm gần đây, thứ quả dại này xuất hiện ở thành phố, nhiều địa chỉ bán trên chợ mạng
Nhờ đó, quả hồng rừng đã dần được nhiều người tiêu dùng ở nước ta biết đến và tìm mua với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Hồng rừng thường gồm hai loại là hồng ngọt và hồng chát. Hồng ngọt khi vừa thu hoạch từ cây sẽ có vị ngọt tự nhiên, khá thơm ngon, trong khi đó hồng chát thì khó ăn hơn và phải khử bớt vị chát mới dùng được.
Ngoài ra, quả hồng, lá hồng còn thường được sử dụng để làm các thành phẩm khác như làm mứt, xay sinh tố, trà…
Mùa hồng rừng bắt đầu từ khoảng tháng 9, tháng 10. Ngoài bán quả tươi, hồng rừng được thái lát, đem phơi phô cũng rất được ưa chuộng.
Hồng rừng được bán tại vườn có giá khoảng 10.000-15.000 đồng/kg tùy thời điểm. Còn ở thành phố hồng rừng có giá 40.000-50.000 đồng/kg
Vui lòng nhập nội dung bình luận.