Loại vũ khí Nga có thể khiến siêu đô thị Mỹ "bốc hơi" trong vài giây, trở tay không kịp

Vương Nam – Sputnik Thứ tư, ngày 09/12/2020 05:55 AM (GMT+7)
Với động cơ và đầu đạn hạt nhân có sức công phá 2 megaton, loại tên lửa này của Nga có thể khiến một siêu đô thị Mỹ biến mất trong chớp mắt, muốn trở tay cũng không kịp, theo Sputnik.
Bình luận 0

img

Tên lửa Burevestnik của Nga có tầm bắn không giới hạn (ảnh: Sputnik)

Burevestnik được biết tới với tên gọi khác là tên lửa “ngày tận thế” do Nga phát triển và chỉ được Tổng thống Putin công bố vào năm 2018. Loại tên lửa này có thể đánh bại hầu hết hệ thống radar cảnh báo sớm.

Ngay cả hệ thống cảnh báo tầm xa AWACS tiên tiến của Mỹ cũng chỉ có thể phát hiện ra Burevestnik ở khoảng cách 32 km. Với khoảng cách phát hiện quá gần như vậy, việc đánh chặn Burevestnik gần như vô vọng.

Tổng thống Putin tiết lộ, Burevestnik có tầm bắn không giới hạn, quỹ đạo bay không thể đoán trước và có khả năng vượt qua mọi tuyến phòng thủ tên lửa.

Igor Korotchenko – Giám đốc Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (TsAMTO) – cho rằng, Mỹ phải mất 10 – 15 năm nữa mới có thể phát triển một loại tên lửa tương tự Burevestnik của Nga.

Marshall Billingslea – đặc phái viên Mỹ về kiểm soát vũ khí hạt nhân – đã kêu gọi Nga ngừng phát triển các loại vũ khí gắn động cơ hạt nhân, điển hình là tên lửa Burevestnik.

“Không gì có thể biện minh cho sự nguy hiểm mà các vũ khí thuộc nhóm ngày tận thế do Nga sản xuất gây ra”, ông Billingslea nói.

“Phát biểu của ông Billingslea là không có ý nghĩa về mặt chính trị và không có chút trọng lượng nào. Nga không cần người ngoài tư vấn khi phát triển chương trình vũ khí chiến lược”, ông Korotchenko nói.

img

Một siêu đô thị có thể “bốc hơi” trong vài giây nếu trúng tên lửa Burevestnik (ảnh: Sputnik)

Theo Sputnik, tên lửa Burevestnik sẽ chỉ xuất hiện trên màn hình radar phòng không trong nháy mắt rồi biến mất ngay. Quan sát viên sẽ nhầm lẫn tên lửa này với một đàn chim lớn và việc đánh chặn từ xa là bất khả thi.

Burevestnik trong tiếng Nga có nghĩa là “én biển bão tố”. NATO gọi tên lửa Burevestnik của Nga là SSC-X-9 Skyfall.

Sau khi được phóng, tên lửa này có thể bay vòng quanh Trái Đất nhiều lần, bay liên tục suốt mấy ngày rồi bất ngờ lao xuống tấn công mục tiêu.

Tầm bắn không giới hạn bất cứ mục tiêu nào trên thế giới giúp Burevestnik tìm ra điểm yếu của hệ thống phòng thủ tên lửa rồi chọn góc lao xuống. Đây là điều mà hầu hết các vũ khí ngày nay không thể thực hiện.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem