Lõm ngực bẩm sinh: Khi nào cần phẫu thuật?

Diệu Linh Chủ nhật, ngày 14/07/2024 09:00 AM (GMT+7)
Lõm ngực bẩm sinh nếu không được điều trị sẽ gặp các vấn đề về đau do biến dạng xương, căng cơ hoặc chèn ép tim phổi.
Bình luận 0

Theo bác sĩ Ngô Gia Khánh - Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực & mạch máu (Bệnh viện Bạch Mai), lõm ngực bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh của lồng ngực, do sự phát triển không bình thường của xương ức và các sụn sườn làm lồng ngực lõm sâu xuống thành hố. 

Lõm ngực nếu không điều trị thì tùy theo mức độ sẽ gây các vấn đề về đau do biến dạng xương, căng cơ hoặc chèn ép tim phổi ảnh hưởng đến hoạt động thể lực.

"Đa số các trường hợp người bệnh mắc lõm ngực bẩm sinh thường diễn tiến nặng dần và nặng lên nhanh trong giai đoạn dậy thì. Ngoài ra tâm lý mặc cảm với hình thức dị dạng của mình khi trẻ lớn cũng có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý khiến trẻ thiếu tự tin, chậm phát triển.

Lõm ngực bẩm sinh: Khi nào cần phẫu thuật? - Ảnh 1.

Dấu hiệu lõm ngực bẩm sinh rất dễ nhận biết. Ảnh minh họa

Do đó, cha mẹ cần phải nhận biết sớm dị tật lõm ngực bẩm sinh của trẻ để đưa đi khám và điều trị kịp thời", bác sĩ Khánh tư vấn. 

Theo bác sĩ Khánh, lõm ngực bẩm sinh có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Tùy vào mức độ lõm mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường lõm ngực cần phải phẫu thuật nâng ngực, nếu ngực lõm nghiêm trọng phải đặt thanh đỡ... 

"Bệnh nhân lõm ngực phẩm sinh cần phải điều trị ngay khi có các triệu chứng: Đau ngực, khó thở, nhanh mệt khi gắng sức. Cảm giác mất tự tin về hình dáng gây hạn chế đến giao tiếp, hòa nhập các hoạt động xã hội.

Tuổi phẫu thuật tốt nhất là trẻ từ 6-18 tuổi. Với trẻ nhỏ hơn 6 tuổi thường thiếu hợp tác dễ gây di lệch thanh đỡ. Với người lớn trên 18 tuổi khung lồng ngực đã cốt hóa nên kết quả nâng hiệu quả không cao", bác sĩ Khánh cho biết.  

Theo bác sĩ Khánh, sau phẫu thuật, người bệnh thường đau nhất trong 3 ngày đầu sau mổ. Sau đó giảm dần và khoảng 2 tháng sau sẽ trở lại bình thường. 

Người bệnh có thể trở lại hoạt động bình thường sau mổ 7-10 ngày. Trong 2 tháng đầu cần tránh các hoạt động thể lực mạnh vì thanh đỡ có khả năng bị di lệch. Đồng thời, người bệnh cần tránh các môn thể thao mang tính đối kháng như bóng đá, các môn võ… nên tập các môn thể thao giúp phát triển cơ ngực như bơi lội.

"Nếu mổ trước 18 tuổi thường để khoảng 2 năm thì người bệnh có thể rút thanh. Sau 18 tuổi thường phải để lâu hơn tầm 3 - 4 năm. Do đó, khi thấy ngực của con có các triệu chứng lõm, cong vào trang, xương sống không thẳng... cần đưa con đi khám để được điều trị sớm", bác sĩ Khánh khuyến cáo.  

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem