Với quyết tâm lập nghiệp trên quê hương, anh Nguyễn Văn Khiêm (SN 1981), thôn Hạ Long, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã đầu tư chăn nuôi đà điểu kết hợp vỗ béo dê thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thời điểm này, vải thiều của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang vào chính vụ, hàng trăm héc ta trồng vải đang chờ thu hoạch, người dân nơi đây phải thức đêm thu thu hoạch vải để kịp đi bán vào sáng sớm.
Sau khi thu mua vải từ các vùng nguyên liệu, vải sẽ được chọn lựa kỹ càng từng quả một, sau đó sẽ trải qua 3 tiếng xông hơi khử trùng, cuối cùng là sơ chế đóng hộp và bảo quản ở mức nhiệt 4 độ C rồi mới xuất sang Nhật Bản.
Sau khi học được phép thuật, bà dành hết cuộc đời mình để làm phúc cho dân lành. Mỗi lần ra trận, vua đều cho người đến thỉnh cầu, nhờ chúa bà bấm đốt tay, xem lành dữ và hỏi chuyện quân cơ, mưu lược, bày binh bố trận.
Nhiều người dân huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã đổi đời nhờ trồng các loại cây có múi, vỏ chứa đầy tinh dầu như cam, bưởi. Mỗi năm, riêng cây có múi đã mang về giá trị hàng nghìn tỷ đồng cho người dân ở huyện này.
Không khuyến khích mở rộng diện tích trồng cây có múi ở những vùng không phù hợp; thay vào đó là tập trung nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu, liên kết sản xuất theo chuỗi để ổn định đầu ra, ưu tiên công tác bình tuyển giống năng suất, chất lượng cao và sạch bệnh…
Với 600 cây bưởi luôn cho quả đều tăm tắp, sai trĩu cành, gia đình lão nông Trần Văn Én ở Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thu được tới 5 vạn trái, doanh thu mỗi năm trên 1 tỷ đồng.
Từ tháng 10/2020 đến tháng 1/2021, du khách đến huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) sẽ được tham quan, trải nghiệm những tour du lịch trải nghiệm mùa cam, bưởi và những địa danh nổi tiếng, đẹp nên thơ tại các vùng thôn quê. Đây là một trong những hoạt động du lịch mới mẻ nhằm thu hút du khách đến với thủ phủ vải thiều, cây ăn trái.