Nhờ các nghề "ăn theo" mùa vải thiều, nhiều nông dân ở trong và ngoài huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) kiếm cả chục triệu đồng/vụ, trong số đó có hộ kiếm được hàng chục tỷ đồng nhờ nghề làm đá cây và thùng xốp.
Mấy năm gần đây, lão nông Trần Văn Hành (dân tộc Sán Dìu) ở thôn Chão Cũ, xã Giáp Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang), được mọi người biết đến là người có biệt tài "ép" vải thiều ra quả ở thân. Nhờ ý tưởng độc đáo này, hàng năm gia đình vị "phù thủy" này có thu nhập "khủng" hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Vào những ngày này, cơ sở sản xuất đá cây (đá ướp lạnh cho vải thiều) hay còn được người dân ở đây gọi là "vàng lạnh" của bà Trần Thị Ngân đang hoạt động hết công suất để đảm bảo có đủ sản phẩm phục vụ công tác hỗ trợ tiêu thụ vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).
Đó là ví von của ông Nguyễn Như Cường, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) về tình hình phát triển cây có múi một cách ồ ạt ở các địa phương hiện nay. Nếu không có các giải pháp khuyến cáo kịp thời thì rất có thể sẽ có nhiều cuộc giải cứu cam, quýt, bưởi trong tương lai không xa.
"Ngày hội trái cây Lục Ngạn lần thứ nhất năm 2017" chính thức khai mạc vào ngày 25.11 và kéo dài đến hết ngày 27.11, tại khu vực vườn hoa trung tâm và toàn bộ tuyến đường bờ hồ Thanh Niên, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Ngày hội là dịp để trưng bày, quảng bá những sản phẩm trái cây chủ lực nổi tiếng của địa phương.
Nhân dịp đầu năm học mới 2017-2018, Báo Nông Thôn Ngày Nay và các nhà tài trợ đã tổ chức chương trình từ thiện “Tiếp bước em đến trường” tại 2 trường (Mầm non và Tiểu học) thuộc xã Sơn Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Để xây dựng nông thôn mới (NTM), chính quyền và nhân dân xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) xác định cần khai thác tốt các lợi thế từ vùng chuyên canh cây ăn quả chất lượng cao, kết hợp đồng bộ với các giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng.