dd/mm/yyyy

“Mặc áo” cho sầu riêng, ung dung thu trái ngọt

Trong khi nhiều nông dân trồng sầu riêng trong vùng phải đau đầu tìm cách phòng chống bệnh xì mủ thân, rễ trên cây do Phytophthora palmivora, một loại nấm có nguồn gốc thuỷ sinh gây ra, thì với bí quyết “mặc áo” cho cây, ông Đỗ Thái Hùng vẫn ung dung thu tiền tỉ.

Hôm chúng tôi đến thăm vườn, nông dân Đỗ Thái Hùng (sinh 1962, ngụ ấp Bình Thuận, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) đang tất bật dọn cỏ quanh gốc sầu riêng để sẵn sàng “vô” đợt phân mới cho cây sau khi việc thu hoạch hoàn tất. Ông bảo: “Hai ngày nữa thương lái đến cắt trái rồi nhưng giá bữa nay hơi thấp so với cách đây 1 tuần (chỉ khoảng 62.000 - 68.000 đồng/kg), chẳng biết tin đồn ở đâu là thương lái Trung Quốc không mua nữa nên nhiều bà con phải cắt bán vội, dẫn đến bị thương lái ép giá. Rõ khổ...”.

Lão nông Đỗ Thái Hùng đang chia sẻ cách chăm sóc cây sầu riêng bị bệnh xì mủ thân do nấm Phytophthora palmivora.
Lão nông Đỗ Thái Hùng đang chia sẻ cách chăm sóc cây sầu riêng bị bệnh xì mủ thân do nấm Phytophthora palmivora.

Nếm “quả đắng” vì nghe... chuyên gia

Bên tách trà nóng nghi ngút, người nông dân miệt vườn chân chất khề khà kể về “duyên nợ” với cây sầu riêng. “Cũng gần 20 năm rồi chú ạ, tôi nhớ hồi bắt đầu trồng là từ năm 2000 nhưng giá như hồi đó không nghe lời... chuyên gia trồng giống sầu riêng Chín Hóa thì giờ tốt rồi” - ông Hùng nhớ lại, giọng tiếc nuối.

Hóa ra, khi mới bắt đầu trồng sầu riêng, do chưa biết hiệu quả của từng loại giống, ông Hùng cũng như nhiều nông dân trên địa bàn nghe theo lời một số chuyên gia tuyên truyền về giống

“Trong vùng đang có dịch bệnh xì mủ thân, rễ trên cây do nấm Phytophthora palmivora, tôi đang tìm cách ngăn trở sự lây lan ra khắp vườn nên càng phải chú ý đến sức khỏe của cây hơn nữa, nếu ra trái quá nhiều thì chắc chắn sức đề kháng của cây sẽ yếu đi nhiều. Để cây chết đi vì dịch bệnh thì cái được không bù nổi cái mất...” - ông Hùng chia sẻ.

sầu riêng Chín Hóa. Vậy là ông Hùng bắt đầu trồng giống sầu riêng này trên mảnh đất 5 công (5.000 m2) của mình.

“Tất nhiên, mỗi giống sầu riêng đều có ưu và nhược điểm riêng, giống sầu riêng Chín Hóa đã được công nhận là giống chính thức cấp quốc gia nên đương nhiên ngon và đảm bảo chất lượng nhưng nếu so về hiệu quả kinh tế lâu dài thì thua sầu riêng Ri6 và Monthong của Thái Lan. Điều này hoàn toàn có thể kết luận khi so sánh một công sầu riêng Chín Hóa và một công sầu riêng Ri6 hoặc Monthoog, công chăm sóc như nhau, chi phí cũng tương đương nhưng năng suất và giá thành thì không bằng” ông Hùng chia sẻ.

Cũng theo ông Hùng: “Hồi đó, giống sầu riêng Chín Hóa rộ lên nên giống cây lên tới 20.000 đồng/nhánh. Trong khi đó, giống Ri6 hoặc Monthong chỉ 1.000 - 2.000 đồng/cây, bà con nhiều người cũng vì không đủ tiền chuyển đổi giống cây trồng nên giờ lại thắng lớn, nhiều người đã thành tỷ phú rồi”.

Vậy là, sau 10 năm gắn bó với giống sầu riêng Chín Hóa, tại thời điểm đang “sung sức” của cây khi cho quả rất đều (khoảng 15 tấn/vụ), nông dân Đỗ Thái Hùng quyết định chặt bỏ và thay thế dần giống sầu riêng này bằng giống sầu riêng Ri6 và Monthong (khoảng năm 2010). Hiện tại, toàn bộ vườn sầu riêng Ri6 (5 công) của ông Hùng mới cho trái được một hai năm nay nhưng đã đạt năng suất khoảng hơn 10 tấn/ha.

“Thực ra, nếu ép cây ra trái nhiều như những nhà vườn khác, năng suất của vườn tôi sẽ tăng hơn nhiều nhưng vì nghĩ đến lâu dài không tốt cho cây, chưa kể, đất đai canh tác cũng đang “có vấn đề” nên tôi đang ưu tiên cải tạo đất nên năng suất vụ này cũng không cao. Hơn nữa, trong vùng đang có dịch bệnh xì mủ thân, rễ trên cây do nấm Phytophthora palmivora, tôi đang tìm cách ngăn trở sự lây lan ra khắp vườn nên càng phải chú ý đến sức khỏe của cây hơn nữa, nếu ra trái quá nhiều thì chắc chắn sức đề kháng của cây sẽ yếu đi nhiều. Để cây chết đi vì dịch bệnh thì cái được không bù nổi cái mất...” - ông Hùng chia sẻ.

Tự học để trở thành “chuyên gia”

Dẫn chúng tôi đi tham quan một vòng quanh vườn sầu riêng của mình, ông Đỗ Thái Hùng giống như một chuyên gia nông nghiệp thực thụ khi chỉ từng gốc sầu riêng có dấu hiệu bệnh gì, chữa bằng thuốc gì thì khỏi; vuông đất chỗ nào bị nhiễm phèn, cách hạn chế ra sao; vuông đất nào có độ pH thấp, không thích hợp với cây sầu riêng thế nào, bón gì để cải tạo đất... Tất cả đều được ông trình bày tỉ mỉ, bài bản mà không một câu vấp váp hay ngập ngừng. Ông bảo, thời gian rảnh rỗi, ông thường xuyên lên mạng internet để học hỏi thêm kinh nghiệm, chia sẻ từ các chuyên gia nông nghiệp về cách phòng chống bệnh cho sầu riêng, cách cải tạo đất phèn, đất chua...

“Độ pH thích hợp đối với đất trồng sâu riêng là từ 5,5 đến 7, nhưng đất của tôi có nhiều chỗ nghi ngờ không đủ độ pH vì rải phân mà rễ sầu riêng không ăn được, tôi gọi chuyên gia đến đo độ pH thì đúng thật vì đất chỉ đạt 5 độ. Vì vậy tôi phải xử lý vôi 2 lần nên bây giờ những vuông đất đó rễ cây phát triển mạnh hơn, cây cũng xanh tốt hơn nhiều” - ông Hùng chia sẻ.

Một vài cây sầu riêng được “mặc áo” để chống sâu bệnh sau khi phục hồi.
Một vài cây sầu riêng được “mặc áo” để chống sâu bệnh sau khi phục hồi.

Cũng theo ông Hùng, trong thời gian sầu riêng mang bông, để giữ trái thì nên bón thêm vôi, phân lân để cây hấp thu và ổn định tăng trưởng, không bị suy yếu sau thời gian mang trái.

Quan sát của phóng viên, giữa những hàng sầu riêng trong vườn, ông chia thành nhiều vuông đất để dễ quản lý độ pH của đất, vừa kiểm tra độ lan tỏa của rễ và cũng dễ kiểm soát sâu bệnh, lượng phân bón phù hợp. Đặc biệt, mỗi gốc sầu riêng đều được trang bị hệ thống tưới tự động để tự tưới trong mùa khô.

Chỉ một cây sầu riêng được “bọc” kín mít quanh thân bằng nhiều lớp lưới đen, ông Hùng bảo: “Mấy cây này bị bệnh xì mủ thân do nấm Phytophthora palmivora, sau khi điều trị bằng thuốc chuyên dụng, vỏ cây đang mọc trở lại nên phải ‘mặc áo’ cho nó, nếu không cây có nguy cơ nhiễm bệnh lại, khi đó sẽ rất khó chữa vì sức đề kháng của cây yếu. Cách làm này tôi cũng áp dụng vài năm nay rồi, rất hiệu quả, nên tỷ lệ lây lan bệnh ra các cây khác rất hạn chế” - ông Hùng nói.

Được biết, bên cạnh việc nhà nông bận rộn, với vai trò là Bí thư Chi bộ ấp Bình Thuận, nông dân Đỗ Thái Hùng cũng thường xuyên tham gia tư vấn cho bà con nông dân trong vùng một số phương pháp phòng chống bệnh trên cây sầu riêng hiệu quả.

“Hiện nay, bà con trồng sầu riêng khai thác khá nhiều nên sức đề kháng của cây giảm, cây cũng bị trầy xước nhiều nên khả năng bị nhiễm bệnh xì mủ thân rất cao. Vì vậy, biện pháp tốt nhất vẫn là phòng ngừa khả năng lây lan bệnh bằng cách hạn chế kích thích cây ra trái liên tục để nâng cao hiệu quả cây trồng, đảm bảo cây sầu riêng có tuổi thọ lâu dài để nâng cao hiệu quả kinh tế” - ông Hùng thông tin.

Bài, ảnh: Quốc Hải - Lê Quang