Mắc ca

  • Dù bỏ ra rất nhiều công sức, tiền bạc, xây dựng được “cơ ngơi” đồ sộ với những trang trại hiện đại, năng suất hấp dẫn… Thế nhưng, rất nhiều “ông chủ” đã phải thua cuộc vì khi ra thị trường, sản phẩm không có thương hiệu, hoặc phải “núp bóng” những nhà đầu tư nước ngoài. Dần dần rồi cũng thua lỗ thậm chí phá sản...
  • Sau một thời gian nghiên cứu và theo dõi, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã đưa ra kết luận về 10 giống mắc ca chất lượng phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết thổ nhưỡng ở Lâm Đồng.
  • Hiệp hội Mắc ca Việt Nam (VMA) và Hiệp hội Mắc ca Úc (AMS) vừa ký kết Thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp mắc ca của hai quốc gia Úc - Việt Nam và thế giới.
  • Đây là một trong những giải pháp mà Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đang cân nhắc các điều kiện áp dụng, nhằm góp phần loại bỏ nguồn giống kém chất lượng có nguy cơ gây thiệt hại lâu dài cho nông dân (ND).
  • Đó là câu hỏi thẳng thắn mà anh Phan Thế Cửu - nông dân thôn Lộc Xuân, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, Đăk Lăk, và nhiều nông dân (ND) khác nêu ra sau khi nghe các chuyên gia phân tích về cơ hội, thách thức của ngành mắc ca (được ví là hoàng hậu của các loại hạt khô) tại các tỉnh Tây Nguyên.
  • Trước câu hỏi của một số nông dân các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Lăk về giải pháp cải tạo vườn cây thực sinh, hoặc cây ghép dởm đã trót trồng lên 4-5 năm mà không ra quả, chặt đi thì tiếc, chuyên gia Nguyễn Lân Hùng - Tổng thư ký các Hội sinh học Việt Nam nêu ý kiến: Đã trồng mắc ca thì phải chọn giống ghép, cả thế giới đều làm như thế, chứ không riêng gì ta.
  • Làm cách nào để tránh được họa mắt ghép giả trên cây mắc ca? Tôi sẽ bán “nữ hoàng hạt khô” cho ai? Và ai sẽ bảo hiểm, hỗ trợ vốn vay cho chúng tôi? – Đó là 3 câu hỏi lớn mà phóng viên NTNN ghi nhận trong 4 ngày cùng các chuyên gia Hiệp hội Mắc ca Việt Nam điền dã dọc theo 4 tỉnh Tây Nguyên để gặp gỡ, lắng nghe và trao đổi với những người tiên phong trồng mắc ca.
  • Gần 3 năm trước, ngày 19.12.2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 210 về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp. Điều 12 của nghị định này quy định rõ: Nhà đầu tư có dự án trồng cây mắc ca có quy mô từ 50ha trở lên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng đồng ruộng, cây giống. Hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây mắc ca quy mô 500.000 cây giống/năm trở lên, mức hỗ trợ tối đa là 70% chi phí đầu tư/cơ sở và không quá 2 tỷ đồng.
  • Nhiều người ở Tây Nguyên đổ xô trồng mắc ca với hy vọng làm giàu nhưng không ít người đang lâm cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”.
  • Nhiều hộ dân xã Liên Hà, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đang rơi cảnh điêu đứng vì giống mắc ca họ trồng mặc dù tươi tốt nhưng lại không cho quả. Nguyên nhân do người dân mua phải giống trôi nổi trên thị trường.