Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chiều nay 9/8, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu đi khảo sát mô hình thí điểm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp đang được triển khai tại hợp tác xã nông nghiệp Hưng Lợi, xã Long Đức, huyện Long Phú.
Mô hình thí điểm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp được triển khai ở Sóc Trăng với quy mô 50 ha, có 46 hộ tham gia, thực hiện liên tục trong 3 vụ hè thu 2024, đông xuân 2024 - 2025 và hè thu 2025.
Riêng vụ hè thu năm 2024 này, nông dân gieo sạ 60kg/ha (giống lúa ST25) bằng hình thức sạ hàng, có và không có vùi phân. Đồng thời, giảm tối thiểu 20% lượng phân bón, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật từ 5-6 lần xuống còn 3-4 lần, giảm 20% lượng nước tưới so trước đây.
Theo cáo cáo của Sở NNPTNT tỉnh Sóc Trăng, hiện nay, lúa hè thu 2024 trong giai đoạn đòng trổ và đang phát triển tốt.
Trong quá trình sản xuất, nông dân được Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) hỗ trợ 50% giống, phần còn lại do Công ty Cổ phần Gạo Ông Thọ cho tạm ứng cuối vụ trả, Công ty phân bón MTK hỗ trợ 50% phân bón, doanh nghiệp Tư Sang hỗ trợ cơ giới hóa gieo sạ, kết hợp vùi phân,...
Sau khi tham quan, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu chia sẻ, mô hình thí điểm 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp trên địa bàn tỉnh đầu tư chưa bài bản, chuyên nghiệp, hiện đại.
Ông Lâu nói: "Mô hình này không khác gì lắm so với so với vùng trồng lúa truyền thống của Sóc Trăng trước đây".
Ông phân tích, nếu nói đến mô hình thì phải tổ chức bày bản, đi đến đó người ta phải biết là mô hình. "Tuy nhiên, bình thường, các đồng chí đi ngang theo trục giao thông, đâu biết đây là mô hình điểm của tỉnh đâu, không bao giờ biết" - ông Lâu nhấn mạnh.
Ông Lâu cho biết: "Mình xây dựng mô hình phải làm hạ tầng thủy lợi, giao thông phải khác hẳn, nhìn vào là phải bài bản, tính chuyên nghiệp, hiện đại. Còn ở đây, hiện mô hình thí điểm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của tỉnh chỉ khác với ngoài mô hình ở chỗ là nơi đây được quan tâm đầu tư, được cán bộ chuyên môn kỹ thuật xuống theo dõi, đánh giá".
"Mô hình thí điểm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp trên địa bàn tỉnh cũng chưa có công cụ đo lượng phát thải khí nhà kính. Đây là vấn đề cần phải cải thiện" - ông Lâu nói thêm.
Trong thời gian tới, khi có quy định về cơ chế, chính sách để thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp, ông Lâu đề nghị các địa phương trong tỉnh xây dựng mô hình phải bài bản, quy mô lớn hơn và phù hợp với quy hoạch, tránh xung đột các quy hoạch với nhau rồi không thực hiện tiếp được đề án.
Ông Lâu đặc biệt nhấn mạnh, ngành nông nghiệp cũng như các địa phương phải nghiên cứu mô hình phát triển bền vững, không để từ 1-2 năm rồi giải thể, giải tán, thà không làm. Và mô hình này phải so sánh, chứng minh được là giúp nông dân thu nhập cao hơn cách làm truyền thống.
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cũng đánh giá cao ngành nông nghiệp và địa phương trong việc hỗ trợ hợp tác xã triển khai thí điểm đề án trong thời gian qua. Theo đó, mô hình mới của tỉnh đã có thành công bước đầu.
"Qua báo cáo của các đơn vị có liên quan, việc đầu tư thí điểm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp đến thời điểm này là nông dân đã chắc ăn, lúa đã trổ rồi và đang ngập sữa. Nếu không có bão từ này đến thu hoạch thì đánh giá thành công" - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nói.
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Sở NNPTNT thường xuyên cử cán bộ xuống dân tập huấn kỹ thuật, phấn đấu giúp nông dân giảm tối đa chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận cao nhất có thể, đặc biệt là giảm được phát thải, góp phần tăng trưởng xanh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.