Một kg nông sản bán ra, 70% lợi nhuận thuộc về khâu phân phối

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú Thứ bảy, ngày 16/06/2018 04:55 AM (GMT+7)
Ở Thái Lan, một kg đường bán ra thì 70% lợi nhuận thuộc về người nông dân trồng mía, còn 30% phân phối cho các kênh bán buôn, bán lẻ khác. Tình trạng hiện nay ở Việt Nam, nhiều mặt hàng nông sản có tỷ lệ phân phối ngược lại so với ở Thái Lan.
Bình luận 0

Nghịch lý: Nông sản trong nước đổ bỏ, tăng nhập khẩu rau quả nước ngoài

Bộ trưởng Bộ NN & PTNT đã công nhận: hai khâu yếu nhất của hàng hóa nông sản Việt Nam là công nghiệp chế biến và tổ chức thị trường tiêu thụ. Hiện nay nguồn cung hàng hóa do phát triển sản xuất đã tương đối dồi dào, nhiều lúc dư thừa mà không giải quyết được đầu ra một cách ổn định, lâu dài và hiệu quả. Không tổ chức được thị trường xuất khẩu và tiêu thụ ở nội địa, thì chắc chắn câu chuyện ứ đọng hàng hóa nông sản và giải cứu vẫn tiếp tục diễn ra hàng năm.

Tính đến năm 2018 là năm thứ 4 giải cứu dưa hấu, ngoài ra rải rác còn lan tỏa sang nhiều mặt hàng khác trong 1-2 năm gần đây như chuối, chanh leo, khoai lang, bí đỏ, gừng, và đầu tháng 6 năm 2018 này là dứa, dừa quả, xoài cát chu,... Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5, người Việt Nam đã bỏ hơn 145 triệu USD để nhập khẩu hàng rau, quả. Tính chung 5 tháng, tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này là trên 601 triệu USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, sức mua nông sản tại thị trường Việt Nam không phải là không có.

img

Đây là năm thứ 4 liên tiếp phải giải cứu dưa hấu

Bộ NN & PTNT cho biết đã xây dựng được 8 nhà máy chế biến nông sản ở các vùng nông sản trọng điểm trong cả nước, và có một nhà máy đã đi vào hoạt động.  Dù đây là một tín hiệu đáng mừng cho bà con nông dân nhưng chúng ta phải tính đến những bài toán căn cơ hơn. Ngoài chế biến nông sản còn phải làm tốt công tác tổ chức thị trường trong và ngoài nước để phát triển một cách bền vững. Tại cuộc gặp mặt 09/04/2018 với đại điện nông dân trong cả nước, Thủ tướng Chính phủ khẳng định: “Phải xác định được là sản xuất hàng hóa gì, phải biết bán sản phẩm đó cho ai”.  Định hướng đó chính là việc tổ chức thị trường cho nông sản Việt Nam trong tương lai. Vậy muốn tổ chức được thì cần những gì?

Doanh nghiệp phải vào cuộc với sản xuất hàng nông sản, biến những người nông dân làm ăn nhỏ lẻ, trở thành những công nhân nông nghiệp thật sự, có năng lực, tham gia các công đoạn của quá trình sản xuất lớn hàng hóa hiện nay và trong tương lai.

Giải quyết bài toán thị trường bằng nhiều giải pháp đồng bộ

Tình hình chung hiện nay lợi nhuận của người sản xuất những mặt hàng nông sản cho xã hội thường là nhỏ nhất. Phần lớn lợi nhuận thuộc về tầng lớp trung gian, thương lái, nhà bán buôn và bán lẻ. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, mặc dù nông sản phải đổ bỏ, người tiêu dùng vẫn phải mua với giá cao tại thị trường bán lẻ. Và phần lớn lợi nhuận lại thuộc về người phân phối. Câu hỏi đặt ra là “ Liệu chúng ta có thể luật hóa việc phân phối lợi nhuận cho từng nhóm sản phẩm chủ lực ở Việt Nam được không?” Một ví dụ cụ thể, ở Thái Lan, một kg đường bán ra, thì 70% lợi nhuận thuộc về người nông dân trồng mía, còn 30% phân phối cho các kênh bán buôn, bán lẻ khác.

Tình trạng hiện nay ở Việt Nam, nhiều mặt hàng nông sản có tỷ lệ phân phối ngược lại so với ở Thái Lan. Một khi quan hệ phân phối lợi nhuận của sản phẩm chưa được thiết lập một cách hài hòa, hợp lý giữa các khâu trong quá trình tái sản xuất xã hội thì sản xuất khó có thể phát triển nhanh và bền vững.  Khi lực lượng sản xuất đủ lớn mạnh, quan hệ sản xuất được giải phóng thì hàng hóa sản xuất sẽ ngày càng dồi dào, và đầu ra cho tiêu thụ sản phẩm sẽ được thiết lập một cách vững chắc. Chắc chắn sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những hiện tượng được mùa mất giá, được giá mất mùa như hiện nay.

img

Nông sản rớt giá kỷ lục, tiểu thương vẫn thu tiền triệu mỗi ngày

Sự vươn lên của mặt hàng nông sản Việt Nam cũng là yêu cầu tất yếu khách quan của việc nâng cao năng lực cạnh tranh với hàng hóa các nước trên mặt trận xuất khẩu và tiêu thụ ở thị trường nội địa. Các cơ quan nhà nước, bộ ngành có liên quan thấm nhuần những nội dung cơ bản của Nghị quyết 19-CP của Chính phủ để tham mưu đề xuất hỗ trợ các doanh nghiệp , bà con nông dân, làm chủ được những sản phẩm có chất lượng, có năng lực cạnh tranh.

Khi đã xác định sản phẩm nông sản là những nhóm hàng hóa mà VN cần chủ động sản xuất phục vụ cho đời sống tiêu dùng nội địa, tiếp tục vươn ra xuất khẩu hiện nay và trong tương lai thì chắc chắn sẽ xóa bỏ tình trạng giải cứu nông sản như hiện nay.

Chuyên gia Kinh tế Vũ Vinh Phú: “Về lực lượng sản xuất, với hàng triệu hộ cá thể và hàng chục triệu mảnh ruộng nhỏ bé đang canh tác như hiện nay thì rất khó để sản xuất hàng hóa một cách thực sự. Vì vậy, cần giải quyết các chính sách liên quan đến việc dồn điền đổi thửa, tăng hạn điền sản xuất cho mỗi doanh nghiệp, tiến tới tập trung quy mô ngày càng lớn. Có như vậy, mới đủ sức để sản xuất hàng hóa nông sản có năng suất cao, chất lượng đảm bảo và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguồn cung dồi dào đó sẽ là cơ sở để chế biến sâu, xuất khẩu và tiêu thụ ở thị trường trên 90 triệu dân đầy tiềm năng như hiện nay.”
Bắc Giang: Người trồng vải thiều tha thiết kêu gọi đừng... giải cứu

Trước thực trạng này, nhiều thông tin xuất hiện trên mạng xã hội cho rằng vải thiều sẽ là loại nông sản tiếp theo...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem