Thứ năm, 25/04/2024

Một năm cuộc xung đột Nga - Ukraine: Những tác động rung chuyển toàn cầu

Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế thế giới vốn đã đối mặt với quá nhiều bất ổn. Giới phân tích cho rằng những biến động địa chính trị từ cuộc khủng hoảng này còn có tác động lâu dài ngay cả khi xung đột chấm dứt.

Đòn giáng vào kinh tế thế giới

Gần như ngay lập tức, cuộc chiến đã gia tăng thêm bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu, vốn đã lao đao do đại dịch Covid-19, dẫn đến nợ công tăng kỷ lục, khủng hoảng chi phí sinh hoạt do lạm phát và tình trạng thiếu lao động trong các ngành thiết yếu. Các lệnh trừng phạt kinh tế chống Nga được đưa ra khi các rào cản đối với thương mại thế giới gia tăng sau kỷ nguyên toàn cầu hóa nhanh chóng.

Một năm cuộc xung đột Nga - Ukraine: Những tác động rung chuyển toàn cầu - Ảnh 1.

ảnh minh họa

Reuters dẫn lời ông Robert Kahn - Giám đốc địa kinh tế vĩ mô toàn cầu tại Công ty Tư vấn Eurasia Group cho biết: “Cú sốc của cuộc xung đột với nhu cầu và giá cả đã giáng xuống nền kinh tế thế giới, cùng với Covid-19 và các quyết định chính sách khác, đã tạo ra những cơn gió ngược này đối với tăng trưởng. Và tôi nghĩ rằng mọi việc vẫn chưa kết thúc".

Cuộc chiến đã tàn phá nền kinh tế Ukraine, khiến tăng trưởng suy giảm tới 1/3, trong khi các biện pháp trừng phạt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu năng lượng của Nga. Nhưng thật khó để định lượng tác động đối với phần còn lại của thế giới. Trong khi đó, các nước châu Âu cho đến nay đã tránh được kịch bản phải phân phối năng lượng và làn sóng phá sản, nhờ những nỗ lực dự trữ khí đốt, tiết kiệm năng lượng, và không kém phần quan trọng là nhờ mùa Đông ôn hòa bất thường.

Giá lương thực và năng lượng toàn cầu, vốn đã biến động khi thế giới mở cửa trở lại hậu đại dịch Covid-19, đã tăng vọt sau khi chiến sự tại Ukraine bùng nổ.

Việc giá cả hàng hóa, đặc biệt là giá dầu hạ nhiệt trong thời gian gần đây làm gia tăng kỳ vọng vào đà phục hồi của kinh tế toàn cầu trong năm nay. Một số người có thể kết luận rằng, điều đó có nghĩa là nền kinh tế thế giới đã vượt qua cuộc xung đột. Tâm lý lạc quan cũng chiếm ưu thế tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm nay ở Davos, trong khi thị trường tài chính đang đặt cược rằng, các nền kinh tế phát triển có thể tránh được suy thoái toàn diện.

Tuy nhiên, giới phân tích nhận định rằng kinh tế thế giới vẫn đối mặt nhiều thách thức. Theo Reuters, vẫn còn phải xem liệu tăng trưởng thế giới có đạt mức 2,9% trong năm nay như dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hay không.

Chiến sự tại Ukraine đã bước sang năm thứ hai, song chưa thấy hồi kết và đang có nguy cơ leo thang nghiêm trọng hơn. Điều này đang đe dọa đến triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu.

Khủng hoảng năng lượng và gia tăng biến đổi khí hậu

Cuộc xung đột đã gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng, khoét sâu thêm  sự chia rẽ giữa các quốc gia giàu và nghèo cũng như sự bất bình đẳng toàn cầu do biến đổi khí hậu.

Châu Âu vốn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga, được cho là sẽ “đóng băng” sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Sau một năm chiến sự, tỷ lệ dự trữ khí đốt của các nước EU đã tăng kỷ lục, đồng thời khối này đang xúc tiến các kế hoạch đầy tham vọng nhằm cắt giảm khí thải nhà kính và xanh hóa nền kinh tế.

Trong khi đó, các quốc gia châu Á đang trong cuộc đua giành mặt hàng nhiên liệu sau khi các nhà cung cấp khí đốt tự nhiên định tuyến lại các tuyến hàng từ châu Á sang thị trường châu Âu. Đối mặt với giá khí đốt tăng cao, một số quốc gia trong khu vực như Ấn Độ và Indonesia đã phải đốt nhiều than hơn, trong khi những quốc gia khác phải chịu cảnh khan hiếm nhiên liệu và mất điện kéo dài.

“Sẽ có khoảng cách lớn hơn giữa các quốc gia" - bà Jane Nakano, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, chia sẻ với POLITICO.  Bà nói, các quốc gia giàu có có khả năng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch của họ, trong khi các nước nghèo “có thể bị tụt lại phía sau do vẫn phải phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao của người dân.

Tác động của cuộc xung đột đối với các nguồn năng lượng được thể hiện rõ rệt nhất trong năm 2022 là thế giới đổ xô vào nhiên liệu hóa thạch cũ như than đá, sau đó là thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo - được coi là ít bị tổn thương hơn trước các cú sốc địa chính trị trong tương lai.

Ở chiều hướng tích cực hơn, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo xuất khẩu dầu của Nga giảm sẽ sớm góp phần vào sự ổn định trong nhu cầu toàn cầu đối với nhiên liệu hóa thạch và do đó mang lại tiềm năng chuyển đổi sang năng lượng xanh nhanh hơn.

Nhưng điều đó vẫn đòi hỏi nhiều hơn khoản đầu tư kỷ lục 1.400 tỷ USD vào năng lượng sạch mà IEA dự kiến cho năm 2022. Đối với các nền kinh tế, rủi ro là giá năng lượng - lạm phát - sẽ tăng cao hơn nếu không đáp ứng được các khoản thiếu hụt.


Giới phân tích cho rằng chiến sự tại Ukraine đã làm đảo lộn trật tự địa chính trị toàn cầu, làm suy yếu ảnh hưởng của Nga đối với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á và mở ra vai trò trung gian hòa giải mới cho Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyên gia Pierre Razoux, người đứng đầu tổ chức tư vấn FMES có trụ sở tại Pháp nhận định: “Một điều không thể tránh khỏi là xung đột sẽ khiến Nga và châu Âu suy yếu, trong khi hai bên được lợi lớn từ tình huống này sẽ là Mỹ và Trung Quốc”.

Theo Kinh tế & Đô thị

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Ông Nguyễn Đình Tùng, một "công thần" tại Ngân hàng Phương Đông (OCB), thôi làm Tổng giám đốc sau hơn 10 năm nhằm dồn sức cho vai trò thành viên Hội đồng quản trị của nhà băng này.

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Bà Mai Kiều Liên khẳng định: "Vinamilk đang trong thời điểm lý tưởng để thay đổi và tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới, vượt qua các thách thức trước mắt và nắm bắt các cơ hội tăng trưởng một cách hiệu quả nhất".

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Công ty Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức tọa đàm ngày 24/4 về lộ trình, các quy định pháp luật và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, nhằm hướng đến mục tiêu Net zero năm 2050.

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Thời gian qua và sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai loạt biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu.

Nhóm marketing mới của Tesla chỉ hoạt động 4 tháng

Nhóm marketing mới của Tesla chỉ hoạt động 4 tháng

Việc tỷ phú Elon Musk sa thải nguyên nhóm marketing trong Tesla làm việc mới được 4 tháng cho thấy cuộc "sắp xếp" lại nhân sự đã bắt đầu tại công ty sản xuất xe điện hàng đầu thế giới.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.