Mỹ choáng với đội tàu ngầm khủng của quân đội Putin

Đình Dương (Tổng hợp) Thứ ba, ngày 01/05/2018 20:15 PM (GMT+7)
Tạp chí Popular Mechanics vừa đăng một tài liệu, trong đó cho thấy “toàn bộ sức mạnh của hạm đội tàu ngầm Nga".
Bình luận 0

img

Hải quân Nga được gọi là "hạt dẻ khó nhằn", với 72 tàu ngầm, bao gồm cả tàu chở tên lửa hạt nhân, tàu ngầm chở tên lửa hành trình và các thiết bị độc đáo chuyên sử dụng trong các chiến dịch đặc biệt.

Tạp chí Popular Mechanics lưu ý rằng, quân đội của Tổng thống Nga Putin đang sở hữu đội tàu ngầm chuyên dụng tương đối lớn, trong đó có hai "căn cứ nổi" khổng lồ trên cơ sở quân đoàn Delta III (trong phân loại của Nga gọi là dự án 667BDR "Kalmar") và IV (dự án 667BDRM "Dolphin"), được thiết kế để vận chuyển tàu ngầm mini chuyên hoạt động dưới biển sâu.

Ấn phẩm cũng chú ý đến tàu ngầm "khủng" B-90 "Sarov", mà theo đánh giá của tạp chí là nền thử nghiệm cho ngư lôi hạt nhân mới "Status-6".

"Status-6" được thiết kế để tấn công các mục tiêu ven biển (các cảng và thành phố) với một đầu đạn hạt nhân nhiệt hạch khổng lồ với sức công phá 100 megaton.

Ngoài ra, trước đó tạp chí National Interest cũng đánh gia, Liên Xô trong quá khứ và ngày nay là Nga vẫn luôn duy trì vị thế thống trị dưới lòng biển sâu. Tàu ngầm lớn nhất thế giới do đó không sản xuất tại các nhà máy đóng tàu Mỹ mà là ở Nga.

img

Tàu ngầm lớp  Kazan.

Các tàu ngầm hạt nhân lớp Akula (NATO định danh là Typhoon) luôn được coi là một trong những loại vũ khí đáng sợ nhất từng được chế tạo trên thế giới.

Akula (có nghĩa là cá mập trong tiếng Nga), hay Đề án 941 được thiết kế trở thành nòng cốt trong lực lượng răn đe hạt nhân trên biển của Liên Xô. Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Liên Xô “đứng ngồi không yên” khi hải quân Mỹ đưa vào biên chế tàu ngầm lớp Ohio mang tên lửa đạn đạo.

Tàu ngầm Ohio dài 171 mét, có khả năng mang theo tối đa 24 quả tên lửa liên lục địa Trident, tương ứng với 192 đầu đạn hạt nhân. Giới lãnh đạo Liên Xô cảm thấy cần một loại tàu ngầm có năng lực tương đương, thậm chí vượt trội hơn. Do đó, lớp tàu ngầm hạt nhân Akula ra đời. Các tàu ngầm Akula được thiết kế để hoạt động ở gần Bắc Cực, nơi có  lực lượng không quân và hải quân Liên Xô hùng hậu bảo vệ.

img

Tàu ngầm Akula.

Đáp ứng với tàu ngầm hiện đại là loại tên lửa liên lục địa tầm xa R-39 Rif, có thế tấn công mọi nơi trên lục địa Mỹ từ Bắc Cực. R-39 (NATO gọi là SS-NX-20) là tên lửa đạn đạo 3 tầng, dài 17 m và nặng 84 tấn, tầm bắn tối đa 8296 km.

Chiến tranh Lạnh là một cuộc chạy đua vũ trang khổng lồ và số lượng đầu đạn hạt nhân cũng hết sức quan trọng. Các tàu Akula chỉ có thể mang theo 20 tên lửa so với 24 tên lửa của tàu ngầm lớp Ohio My. Do đó, mỗi quả tên lửa Liên Xô cần phải tích hợp nhiều đầu đạn hạt nhân hơn tên lửa Trident C-4 của Mỹ.

Một quả tên lửa R-39 chứa tới 10 đầu đạn 100 kT. Mỗi đầu đạn có thể lập trình ngắm bắn mục tiêu, trong khi một quả tên lửa hủy diệt 10 mục tiêu khác nhau. Điều đó có nghĩa là mỗi tàu ngầm Akula có 200 đầu đạn hạt nhân, hơn 8 đầu đạn so với tàu ngầm Mỹ.

Chỉ huy hạm đội Biển Đen Nga, đô đốc Vladimir Komoyedov cho biết, Nga cần phải xây dựng và duy trì hoạt động của hạm đội tàu ngầm ở cấp độ cao nhất trong bối cảnh đang có nhiều mối đe dọa trên vùng biển, xuất phát  từ những cường quốc hạt nhân sở hữu tàu ngầm hạt nhân và các loại tàu ngầm khác.

“Hạm đội tàu ngầm có năng lực hoạt động rất tốt và tiêu chuẩn cao nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ về số lượng. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta phải đối đầu và cạnh tranh với không chỉ Mỹ mà còn các nước khác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vốn đang sở hữu các loại tàu ngầm tiên tiến”.

Hạm đội Biển Đen có trong biên chế 277 tàu các loại trong đó có 49 tàu chiến, 6 tàu ngầm (chủ yếu là các tàu ngầm tấn công diesel-điện). Trong những năm tới, Nga dự định sẽ tăng cường số lượng các thiết bị này và mua thêm các tàu hộ tống lớp Buyan-M.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem