Mỹ dỡ lệnh cấm vận thương mại Myanmar

Quang Minh - BBC Thứ năm, ngày 15/09/2016 10:23 AM (GMT+7)
Sau 27 năm bị bao vây cấm vận thương mại, cuối cùng Myanmar đã được Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm hà khắc sau chuyến thăm lịch sử của bà Aung Sann Suu Kyi.
Bình luận 0

img

Bà Aung San Suu Kyi có chuyến thăm lịch sử tới Mỹ.

Bà Aung San Suu Kyi, cố vấn cấp cao chính phủ Myanmar vừa có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Mỹ. Chuyến đi mang lại kết quả ngoài mong đợi khi Mỹ quyết định xóa bỏ lệnh cấm vận thương mại hàng thập kỷ qua ở đất nước Đông Nam Á này.

Kể từ năm 1989, Myanmar đã bị cấm vận thương mại với lí do vi phạm nhân quyền. Tổng thống Obama tuyên bố hiện giờ Myanmar sẽ được hưởng lợi từ chính sách thuế sau khi thoát khỏi chính sách quân phiệt hàng chục năm qua.

Ông Obama xác nhận thông tin này trong bức thư gửi Quốc hội Mỹ hôm 14.9. Myanmar đã có tên trong Hệ thống ưu đãi thuế đặc biệt (GSP), đồng nghĩa thoát khỏi cảnh cấm vận dai dẳng suốt 27 năm qua.

Dù Myanmar được hưởng mức thuế ưu đãi tuy nhiên nhiều nội dung cấm vận khác vẫn còn hiệu lực. Trong số này có 100 cá nhân, tổ chức thuộc danh sách đen liên quan tới các nhóm quân sự  trước đây. Ngoài ra, họ còn bị cáo buộc buôn bán ngọc bích và đá ruby trái phép.

Tổng thống Obama nói rằng gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận sẽ diễn ra trong thời gian tới nhưng không đưa ra thời gian chi tiết. “Đây là điều cần làm để đảm bảo người dân Myanmar cảm nhận được lợi ích từ một chính phủ dân chủ mới”.

Tổng thống Mỹ cũng ghi nhận công lao của những người Myanmar như bà Aung San Suu Kyi giúp thống nhất đất nước và tạo ra cơ hội lớn trong tương lai.

“Sự đoàn kết phải đi liền với thịnh vượng”, bà Aung nói. “Con người thường đánh nhau vì những nguồn tài nguyên hữu hạn mà quên mất rằng, đoàn kết mới là sức mạnh. Chúng tôi nghĩ rằng đã tới lúc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Myanmar thời gian qua”.

img

Bà Aung bắt tay người ủng hộ ở Washington.

Trước chuyến đi của bà Aung, tổ chức Giám sát Nhân quyền nói rằng lệnh cấm vận nhằm vào các quan chức quân đội và “không nên xóa bỏ chừng nào tiến trình chuyển giao dân chủ kết thúc”.

Bà Aung là lãnh đạo đảng đối lập bị giam lỏng suốt 15 năm đã lãnh đạo Liên minh quốc gia vì Dân chủ giành thắng lợi lịch sử ở Myanamr trong cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi tháng 11.2015.

Bà không được phép trở thành tổng thống do hiến pháp không chấp nhận một người mang hai quốc tịch. Dù vậy, bà vẫn giữ vai trò là cố vấn cấp cao của chính phủ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem