Mỹ “to mồm” nhưng chẳng thể bắn hạ được tên lửa Triều Tiên

Thứ ba, ngày 26/09/2017 10:30 AM (GMT+7)
Các chuyên gia quân sự cho rằng, ngay cả năng lực vũ khí của mình Lầu Năm Góc còn không nắm thì họ đừng mơ tới việc bắn hạ tên lửa Triều Tiên.
Bình luận 0

img

Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời các chuyên gia phân tích quân sự trên thực địa cho rằng, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 22.9 về khả năng Washington triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa bắn hạ tên lửa Triều Tiên khi chúng đe dọa quần đảo Guam là sai lầm và thiếu hiểu biết, khi họ còn không nắm được năng lực tác chiến vũ khí của mình thì làm sao có thể nói tới chuyện đánh chặn tên lửa Triều Tiên. Nguồn ảnh: The Independent.

img

Theo các chuyên gia quân sự có kiến thức sâu về công nghệ phòng thủ tên lửa, việc Lầu Năm Góc tuyên bố có thể bắn hạ tên lửa Triều Tiên ngay khi nó rời khỏi lãnh thổ nước này đang khiến cả chính phủ Mỹ lẫn công chúng của họ hiểu lầm rằng nước này có thể làm được điều đó nhưng thực tế là không như vậy. Nguồn ảnh: YouTube.

img

Hai chuyên gia phân tích quân sự kỳ cựu người Mỹ Joe Cirincione và Kingston Reif nhận định, sẽ rất khó để Lầu Năm Góc có thể thực hiện được điều mà họ tuyên bố và cả hai cùng cho rằng dù sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng, nhiều lớp nhưng khả năng Washington đánh chặn được tên lửa Triều Tiên là cực thấp. Nguồn ảnh: Sputnik.

img

Khi các tên lửa Bình Nhưỡng bay qua không phận Nhật Bản, nó bay đủ cao để không có bất hệ thống phòng thủ tên lửa nào của Mỹ có thể tiếp cận được. Và ở tầm bay hơn 700km thì việc đánh chặn một tên lửa ở độ cao này là điều không thể và không có hệ thống phòng không nào trên thế giới có thể làm được. Nguồn ảnh: Business Insider.

img

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hiện tại gồm ba lớp, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không Patriot, hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối THAAD và hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis BMD. Tầm bắn hiệu quả của các hệ thống này là từ 20km, 200km và hơn 2.100km và chua xót hơn là tất cả chúng đều được thiết kế để đánh chặn ở giai đoạn cuối khi tên lửa tiếp cận gần tới mục tiêu. Nguồn ảnh: cnc3.

img

Mặc dù Mỹ đã đổ khoảng 320 tỷ USD vào các hệ thống phòng thủ tên lửa trong vài thập kỷ qua, nhưng không một hệ thống đánh chặn tên lửa nào của họ có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa (ICBM) hoặc thậm chí là tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) ở giai đoạn giữa hành trình hoặc sau khi tên lửa được phóng đi. Nguồn ảnh: Submarine Matters.

img

Cũng theo Reif và Cirincione dù nói rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ chỉ có thể đánh chặn mục tiêu ở giai đoạn cuối, nhưng trong thử nghiệm thực tế nhất là đối với Aegis BMD chúng vẫn có thể đánh chặn được các mục tiêu tầm gần và tầm trung trong giai đoạn giữa hành trình và sau khi tên lửa được phóng. Và cái giá cho điều đó là họ phải bắn trên 5 tên lửa phòng không tầm cao RIM-161 để đánh chặn được một mục tiêu. Nguồn ảnh: tvn24.pl.

img

Và trong trường hợp này mẫu tên lửa đạn đạo duy nhất của Triều Tiên mà Mỹ có khả năng đánh chặn được với các hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này là tên lửa IRBM Hwasong-12. Trong khi đó đối với tên lửa Hwasong-14 mới nhất của Triều Tiên thì tỷ lệ Mỹ có thể bắn hạ được nó là 50-50, tuy nhiên với điều kiện tên lửa Triều Tiên không sử dụng các biện pháp áp chế điện tử chống đánh chặn. Nguồn ảnh: Business Korea.

img

Điều này cũng tương tự đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên các tàu khu trục Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Mặc dù các hệ thống này khá linh hoạt so với các hệ thống trên mặt đất nhưng các tàu khu trục cần phải ở đúng nơi đúng thời điểm thích hợp để đánh chặn tên lửa. Nguồn ảnh: Reddit.

img

Còn về khả năng của các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis chúng hoàn toàn có thể đánh chặn được các mục tiêu tầm cao ở điều kiện lý tưởng chỉ với 1 đến 2 tên lửa RIM-161. Nhưng Lầu Năm Góc vẫn còn một sự lựa chọn khác để đánh chặn tên lửa Triều Tiên... Nguồn ảnh: USNI News.

img

Theo các chuyên gia, Mỹ còn một giải pháp cuối cùng cho các mối đe dọa từ ICBM Triều Tiên đó là triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm siêu cao "Grounddirect Midcourse Defense" hay GMD. Hệ thống này từng tiêu tốn của Lầu Năm Góc 40 tỷ USD để phát triển và có thể bắn hạ mọi mục tiêu ở mọi độ cao với tầm bắn lên đến hơn 5.600km. Nguồn ảnh: DefenseTech.

img

Hệ thống GMD được thiết kế để bảo vệ nội địa Mỹ an toàn trước bất cứ cuộc tấn công bằng tên lửa nào, nhưng nó đang gặp rắc rối về vấn đề kỹ thuật và tỷ lệ đánh chặn thành công lại quá thấp nhất là với các ICBM cỡ nhỏ nhìn chung GMD không đáng tin cậy trong giai đoạn hiện tại. Nguồn ảnh: spacenews.com.

img

Không chỉ các chuyên gia quân sự mà cả các tướng lĩnh Mỹ cũng cho rằng, tỷ lệ hệ thống GMD có thể đánh chặn được mục tiêu là một ICBM có xác suất như việc “tung đồng xu” trong đó tỷ lệ bắn trượt của nó luôn trên 50% kể cả với các mục tiêu lớn. Nguồn ảnh: Sputnik.

img

Cuối cùng, những tuyên bố của Tổng thống Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis về khả năng nước náy đánh chặn được tên lửa Triều Tiên dường như chỉ mang động thái trấn an dư luận hơn là điều thực tế. Và họ muốn cho thế giới thấy rằng Washington có thể bảo vệ được người dân Mỹ và đồng minh trong mọi trường hợp. Nguồn ảnh: aktual24.ro.

img

Và việc Mỹ có triển khai hàng chục hệ thống đánh chặn tầm cao THAAD tại Hàn Quốc hay Nhật Bản đi nữa cũng không thể bảo vệ được người dân các nước này khỏi tên lửa Triều Tiên. Và trong một viễn cảnh Triều Tiên cho triển khai hàng trăm tên lửa đạn đạo cùng một lúc thì Mỹ và đồng minh của mình liệu sẽ đánh chặn số tên lửa đó như thế nào? Nguồn ảnh: Yonhap.

Trà Khánh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem