NATO “bỏ rơi” Ukraine vì sợ xung đột với Nga

Phương Đăng (theo VOR, Inter-tass) Thứ sáu, ngày 05/09/2014 20:00 PM (GMT+7)
NATO không mặn mà đưa Ukraine vào liên minh vì sợ phải đối đầu trực tiếp với Nga - cường quốc hạt nhân mạnh nhất thế giới, tạp chí Mỹ làTime bình luận.
Bình luận 0

img NATO không muốn kết nạp Ukraine vào liên minh trong cuộc họp thượng đỉnh tại Wales, Vương quốc Anh.

 

Tờ Time đưa tin, dù tại Hội nghị thượng đỉnh ở Wales của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, những thành viên quan trọng nhất của là Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Italy đều hứa hẹn với Tổng thống Ukraine Pyotr Poroshenko sẽ thành lập 4 quỹ ủy thác để phục vụ việc hiện đại hóa quân đội, không một nước nào trong số các quốc gia này hứa sẽ gửi vũ khí cho Ukraine và xác nhận việc sẽ kết nạp nước này làm thành viên của liên minh trong tương lai gần sắp tới.

Theo hãng tin Inter-tass, trong cuộc họp thượng đỉnh, Thủ tướng Đức  Angela Merkel đã lên tiếng phản đối tư cách thành viên của Ukraine tai NATO.

"Không có bất cứ cuộc thảo luận nào về tư cách thành viên NATO của Ukraine", bà Merkel nhấn mạnh.

Đồng thời, bà Merkel cũng tuyên bố, phương Tây hiện sẵn sàng đối thoại với Nga để tìm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine.

 

Ngoại trưởng Đức, Frank-Walter Steinmeier cũng nhấn mạnh về sự cần thiết của các cuộc đối thoại giữa Nga, Ukraine để ngăn chặn việc phải đưa ra các biện pháp trừng phạt bổ sung.

Thủ tướng Italia Matteo Renzi cũng lưu ý, NATO cần phải thận trọng trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Wales, quyết định cụ thể duy nhất của NATO tại hội nghị lần này là thành lập lực lượng phản ứng nhanh. Dự đoán cấu trúc sẽ bao gồm vài nghìn quân và có khả năng triển khai tại biên giới với Nga trong 2 ngày, báo Time viết.

Quyết định trên, theo  Time, được đưa ra chỉ nhằm để trấn an các quốc gia Baltic và Ba Lan, những nước đang đòi hỏi sự hiện diện các căn cứ quân sự thường trực của NATO trên lãnh thổ mình.

Rõ ràng là những đồng nghiệp phương Tây chưa sẵn sàng để đáp ứng đề nghị của các quốc gia Baltic  vì nó trái ngược hoàn toàn với Thỏa thuận cơ bản Nga – NATO ký năm 1997. Theo tài liệu này, khối liên minh phương Tây không thể đặt các căn cứ quân sự thường trực ở gần biên giới của Liên bang Nga.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem