Nên cơ nghiệp từ 3 triệu đồng

Thứ tư, ngày 17/08/2011 20:15 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Thiếu vốn và thiếu cả đất sản xuất nên gia đình chị Bùi Thị Thêu (dân tộc Mường) ở thôn Kim Mẫm, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa nhiều năm nằm trong danh sách hộ nghèo của thôn. Năm 2002, chị quyết định vay Ngân hàng CSXH 3 triệu đồng để đầu tư sản xuất.
Bình luận 0

Chị Thêu tâm sự: "Với số tiền đó, tôi mua 8 con lợn giống, nuôi 6 tháng bán được hơn 5 triệu đồng. Tôi mua 15 con lợn giống nuôi tiếp. Lứa này gối lứa kia, có lúc tôi nuôi tới 100 lợn thịt/lứa và 4 lợn nái, trừ chi phí lãi từ 30- 40 triệu đồng/lứa".

Để chủ động nguồn cám chăn nuôi, chị đầu tư mua một máy xay xát phục vụ việc chăn nuôi của gia đình và cho bà con trong thôn. Với dịch vụ này, mỗi năm, gia đình chị cũng có hàng chục triệu đồng.

img
Xưởng sản xuất gạch vồ của chị Bùi Thị Thêu.

Nhận thấy nhu cầu vật liệu xây dựng và vận tải ngày càng phát triển, năm 2008, vợ chồng chị Thêu dồn hết tiền tích cóp từ chăn nuôi mua một máy đóng gạch vồ và một ô tô tải (loại 8 tấn) để chở vật liệu phục vụ các công trình xây dựng trên địa bàn.

"Hai vợ chồng mỗi người một mảng, anh ấy phụ trách máy gạch, ô tô, tôi tập trung chăn nuôi. Mỗi tháng xuất hàng vạn gạch mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu, thời gian tới tôi sẽ mua thêm một máy đóng gạch nữa. Trừ chi phí, riêng xưởng gạch và chiếc ô tô, mỗi năm gia đình tôi có 120 triệu đồng. Ngoài ra, tôi thu 100 triệu từ chăn nuôi" - chị Thêu cho hay.

Hiện, xưởng gạch của vợ chồng chị có 6 công nhân làm và 2 công nhân đi theo xe ô tô với lương 2-2,5 triệu đồng/người/tháng.

Nhiều năm trở lại đây, gia đình chị Thêu được hội viên ND bình chọn là hộ SXKD giỏi. Chị Thêu tâm sự: "Điều tôi vui nhất là con cái có điều kiện học hành đến nơi đến chốn".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem