Tổng thống Vladimir Putin cho biết nền kinh tế Nga chắc chắn sẽ thích ứng với tình hình mới và tuyên bố châu Âu sẽ tự sát "kinh tế" vì các lệnh trừng phạt đối với Moscow.
Mắc rủi ro về danh tiếng, hầu hết công ty nước ngoài đã không quay trở lại Iran ngay cả sau khi các lệnh trừng phạt lâu đời được dỡ bỏ. Điều tương tự có thể xảy ra với Nga. Vì vậy, nền kinh tế Nga có thể không bao giờ quay trở lại thị trường toàn cầu theo cách bình thường.
Nền kinh tế Nga vẫn đang trượt tới nguy cơ vỡ nợ trái phiếu trong những tuần tới, mặc dù đã thực hiện các khoản thanh toán quan trọng vào tuần trước. Vụ vỡ nợ của kinh tế Nga có thể trở thành “con chip thương lượng tiếp theo” của chiến sự Nga - Ukraine.
Vụ khởi xướng cuộc chiến mới bằng khí đốt cho thấy, Nga đang mang dao ra đấu súng. Quyết định đình chỉ việc cung cấp khí đốt cho hai quốc gia châu Âu không chỉ không củng cố được nền kinh tế Nga mà còn làm gia tăng đáng kể thiệt hại dài hạn cho kinh tế Nga.
Các nhà hoạch định kinh tế Nga rõ ràng đang chuẩn bị cho một kịch bản mà các lệnh trừng phạt không bao giờ được dỡ bỏ. Có thể mất vài năm mới đánh dấu thời kỳ phục hồi kinh tế trên cơ sở gọi là “công nghiệp hóa ngược”.
Pierre-Olivier Gourinchas - nhà kinh tế trưởng mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết, nền kinh tế Nga thực sự sẽ bị "rơi vào chế độ chuyên chế" nếu các biện pháp trừng phạt được mở rộng bao gồm năng lượng, khiến nước này chỉ có một số đối tác thương mại.
Nếu thất bại quân sự, sẽ tiếp sau đó là nền kinh tế Nga sẽ bị áp đặt các điều kiện hòa bình, chính sách trừng phạt kinh tế gói gọn. Mong muốn của Mỹ là một nước Nga suy yếu sau chiến tranh, làm một chú gấu ngoan.
Một quan chức Nga thừa nhận rằng, các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đang làm tê liệt nền kinh tế Nga. Điện Kremlin đã đưa ra một số biện pháp quyết liệt để bảo vệ nền kinh tế nhưng xem xét kỹ hơn cho thấy, các lệnh trừng phạt đang cắn xé nền kinh tế Nga thực sự.
Chiến sự Nga - Ukraine diễn ra buộc các tập đoàn phải rút khỏi thị trường Nga. Nhưng cảnh báo mới đây của Tổng thống Mỹ Biden khiến không ít các ông chủ tập đoàn đa quốc gia đặt ra câu hỏi cấp bách: "Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta phải rút khỏi Trung Quốc?"
Một con đường để ngừng chiến sự Nga - Ukraine trong vòng một hoặc hai tháng tới nếu phương Tây áp dụng lệnh cấm vận hoàn toàn đối với dầu khí của Nga. Khi đó nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ, nhưng kinh tế Đức có thể chịu nhiều đau thương.