Nếu 'Tiếng Việt' thành ‘Tiếq Việt’, ‘giáo dục’ thành ‘záo zụk’?

Việt Hà Chủ nhật, ngày 26/11/2017 19:00 PM (GMT+7)
Trong hơn 24h qua, xoay quanh đề xuất cải tiến bảng chữ cái "Tiếng Việt" thành "Tiếq Việt", "Luật giáo dục" thành "Luật záo zụk" của PGS-TS Bùi Hiền đã gây nên những tranh cãi trên mạng xã hội.
Bình luận 0

img

Bìa cuốn sách có bài viết đề xuất cải cách bảng chữ cái tiếng Việt gây tranh cãi.

Trong cuốn sách Ngôn ngữ ở Việt Nam – Hội nhập và phát triển (tập 1) dày 2.200 trang, do nhà xuất bản Dân trí phát hành, nhân Hội thảo ngữ học toàn quốc được tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn hồi tháng 9, có bài “Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế” của tác giả Bùi Hiền với đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt gây nhiều tranh cãi.

Ông Bùi Hiển chỉ ra nhiều bất cập của Tiếng Việt hiện tại: Không nhất quán, gây khó khăn cho trẻ nhỏ và người nước ngoài khi tiếp cận. Ông Hiển đề xuất một số cải tiến, thay đổi âm vị của một số chữ cái để nhất quán hơn.

img

Nếu làm theo cách của tác giả Bùi Hiền thì đây sẽ là tiếng Việt trong tương lai!

PGS-TS Bùi Hiền cho rằng đây là cách viết tiếng Việt tối ưu?

Anh chị có đồng ý không?

Những đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền là bài viết của ông đăng trên cuốn kỷ yếu "Ngôn ngữ ở Việt Nam- Hội nhập và phát triển" dày 2.200 trang do Hội Ngôn ngữ học TP HCM tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn hồi cuối tháng 9.

Những cơ sở mà PGS.TS Bùi Hiền đưa ra cho việc cải tiến tiếng Việt là từ năm 1924, khi toàn quyền Đông Dương ký nghị định cho phép dạy chữ quốc ngữ thì đến nay đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để dễ sử dụng.

Những đề xuất thay đổi là thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm "nhờ" (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.

Như vậy cụm từ "Luật giáo dục" nếu theo đề xuất của ông Hiền sẽ thay đổi thành: Luật záo zụk, quốc ca sẽ thành...cuốc ca, ngoại ngữ sẽ thành quại qữ…

PGS.TS Bùi Hiền đưa ra ví dụ:

LUẬT GIÁO DỤC

Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ.

1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Viết theo kiểu cải tiến sẽ thành:

LUẬT ZÁO ZỤK

Diều 7. Qôn qữ zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák; zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số; zạy qoại qữ.

1. Tiếq Việt là qôn qữ cín’ wứk zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ wể về nội zuq záo zụk, Wủ tướq cín’ fủ kuy dịn’ việk zạy và họk bằq tiếq nướk qoài coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák.

2. N’à nướk tạo diều kiện dể qười zân tộk wiểu số dượk họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk mìn’ n’ằm zữ zìn và fát huy bản sắk văn hoá zân tộk, zúp co họk sin’ qười zân tộk wiểu số zễ zàq tiếp wu kiến wứk xi họk tập coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Việk zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số dượk wựk hiện weo kuy dịn’ kủa Cín’ fủ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem