Nga phát triển tên lửa đẩy khí metan

Quang Minh - RT Thứ sáu, ngày 15/01/2016 09:41 AM (GMT+7)
Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos đang phát triển động cơ tên lửa đẩy dùng khí metan để cạnh tranh trong cuộc đua toàn cầu. Truyền thông Nga cho biết dự án được triển khai từ năm 2016 đến 2025 theo ngân sách liên bang.
Bình luận 0

 

Roscosmos đang đề xuất số tiền 25 tỉ rúp ( khoảng 326 triệu USD) được dành cho chương trình nghiên cứu và phát triển động cơ tên lửa đẩy. Trong năm 2016, khoản tiền 6 triệu USD sẽ được giải ngân, theo tin từ báo Izvestia.

 “Chúng tôi đang tạo ra một mẫu thử động cơ khí metan. Điều này giúp chúng tôi không bị tụt hậu trong cuộc đua với các quốc gia khác. Hiện tại chúng tôi vẫn nghiên cứu động cơ đẩy giai đoạn hai cho tên lửa thế hệ mới”, báo Izvestia dẫn lời một nhà khoa học phát triển dự án.

img

Tên lửa đẩy khí metan có nhiều ưu điểm vượt trội.

Tuy nhiên, không phải tất cả số tiền yêu cầu được cấp để nghiên cứu tên lửa động cơ khí metan. Chương trình này sẽ phát triển thế hệ động cơ nhiên liệu lỏng hoàn toàn mới và các khoang tên lửa sản xuất bằng vật liệu composite.

Động cơ khí metan mới sẽ được dùng để đẩy tên lửa Phonenix và dựa trên ngân sách liên bang. Tuy nhiên đến phút chót, các kĩ sư quyết định cải tiến mẫu tên lửa Zenit hiện có thay vì tạo ra một thế hệ tên lửa hoàn toàn mới.

Việc sử dụng khí metan làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa được phát hiện ra gần đây bởi các công ty nghiên cứu và sản xuất Nga. Công ty Energomash đã lập ra một hội đồng thiết kế động cơ tên lửa khí thiên nhiên từ năm 2012. Hội đồng đề xuất phát triển động cơ một khoang với lực đẩy 200 tấn cung cấp bởi khí oxy và metan hóa lỏng.

Nhà sản xuất hàng không Mỹ SpaceX đang phát triển động cơ tên lửa đẩy metan mang tên Raptor. Động cơ này có thể tái sử dụng và thực hiện mục tiêu khám phá Sao Hỏa, theo phát ngôn viên Emily Shanklin của SpaceX.

Một trong những ưu điểm của động cơ tên lửa metan là dễ chứa đựng và khí metan nhẹ hơn hydro, tạo ra sự khác biệt rất lớn trong các nhiệm vụ không gian đường dài.

Ngoài ra, thùng chứa nhiên liệu metan không cần lớp bảo vệ dày nên khiến chúng nhẹ và rẻ hơn khi gắn trên tên lửa.

Khí metan cũng dễ dàng tìm thấy ở Sao Hỏa, Sao Mộc và nhiều hành tinh khác ngoài trái đất. Các nhà khoa học tin rằng metan có thể được sản xuất trên Sao Hỏa bằng việc tổng hợp nước và khí CO2.

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đang lên kế hoạch phóng tên lửa đầu tiên của dự án ExoMars vào ngày 14.3 tới đây. Thiết bị TGO sẽ được đưa lên Sao Hỏa trong 7 tháng nhằm tìm kiếm các nguồn khí metan ở hành tinh đỏ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem