Ngành ô tô quý 1: Nơi ngấm đòn Corona, nơi vẫn thăng hoa

24/04/2020 09:25 GMT+7
Ô tô là một trong những ngành được dự báo phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Corona. Thế nhưng, kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp ngành ô tô vẫn cho thấy sự thăng hoa.

Cuối tháng 2, khi dịch Corona lan rộng, Cục Công nghiệp, Bộ Công thương đã có báo cáo gửi Bộ trưởng Công thương về tác động của dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới (Covid-19) đến một số ngành sản xuất của Việt Nam. Theo đó, ô tô là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Cục Công nghiệp đã đề xuất nhiều giải pháp để hỗ trợ ngành. Thế nhưng, báo cáo tài chính quý 1/2020 của một số doanh nghiệp niêm yết lại cho thấy sự thăng hoa với chỉ tiêu lợi nhuận tăng vọt dù một số khác đã "ngấm đòn" Covid-19.

Nơi thăng hoa

Công ty cổ phần Ô tô TMT ghi nhuận lợi nhuận sau thuế theo quý 1 cao nhất kể từ quý 1/2016. Cụ thể, theo báo cáo tài chính công ty mẹ quý 1/2020, lợi nhuận sau thuế trong kỳ đạt 1,3 tỷ đồng, tăng 636 triệu đồng, tương đương 110% so với quý 1/2019.

Ngành ô tô quý 1: Nơi ngấm đòn Corona, nơi vẫn thăng hoa - Ảnh 1.

Ngành ô tô quý 1: Nơi ngấm đòn Corona, nơi vẫn thăng hoa

Lợi nhuận tăng vọt khi doanh thu được cải thiện đáng kể. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 1/2020 của TMT tăng 57 tỷ đồng, tương đương 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong kỳ, tất cả các chi phí của TMT đều tăng đáng kể. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 6,1 tỷ đồng lên 8,6 tỷ đồng và từ 11,4 tỷ đồng lên 12,6 tỷ đồng. Chi phí tài chính là chi phí cao nhất tại TMT, tăng từ 15 tỷ đồng lên 18 tỷ đồng.

Dù chi phí nhưng nhưng TMT vẫn thăng hoa về lợi nhuận. Thế nhưng, TMT lại gây khó hiểu khi giải trình rằng kết quả kinh doanh quý 1/2020 chỉ ở mức khiêm tốn do thị trường ô tô đầu năm 2020 bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đặc biệt, sau Tết Nguyên đán, các dự án xây dựng san lấp mặt bằng chưa triển khai dẫn đến việc đầu tư mua xe tải giảm.

Cùng với TMT, Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH) cũng công bố lợi nhuận được cải thiện đáng kể sau nhiều quý chững lại. Công ty cho biết, trong quý 1/2020, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng nhẹ từ 712 tỷ đồng lên 721 tỷ đồng và từ 210 tỷ đồng lên 212 tỷ đồng.

đã bắt đầu tham gia vào hệ thống phân phối xe đầu kéo Navistar của TCH. Dù đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực kinh doanh, xe đầu kéo Navistar góp phần không nhỏ giúp doanh thu công ty tăng mạnh.

Đây không phải tốc độ tăng trưởng mạnh nhưng vẫn đáng lưu ý vì TCH đã đạt lợi nhuận theo quý cao nhất lịch sử công ty.

Nơi ngấm đòn Corona

Trong khi TMT và TCH thăng hoa giữa đại dịch Corona thì Công ty cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (HTL), Công ty cổ phần City Auto (CTF) và Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (HAX) đã "ngấm đòn" Corona trong quý 1/2020.

Trong quý 1/2020, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tại HTL chỉ đạt 148 tỷ đồng, giảm 61 tỷ đồng, tương đương 29,2% so với quý 1/2019. Giá vốn hàng bán giảm nhanh hơn nên lợi nhuận gộp giảm sâu, giảm 21,3 tỷ đồng, tương đương 72,2% xuống 8,2 tỷ đồng.

Công ty đã thực hiện chính sách tiết kiệm khi cắt giảm nhiều chi phí. Chi phí tài chính và chi phí bán hàng giảm từ 1,2 tỷ đồng xuống 875 triệu đồng và từ 13,9 tỷ đồng xuống 7 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp giữ nguyên ở mức 5,2 tỷ đồng.

Dù tiết kiệm nhưng HTL vẫn lỗ tới 4,6 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong kỳ, do nhận được tiền thưởng, tiền hỗ trợ từ nhà cung cấp và tiền… hoa hồng bán bảo hiểm lên đến 3,3 tỷ đồng khoản lỗ sau thuế của HTL giảm xuống 1,5 tỷ đồng. Cùng kỳ năm ngoái, công ty lãi 11,5 tỷ đồng.

Không thua lỗ như HTL nhưng các chỉ tiêu kinh doanh tại CTF lao dốc. Doanh thu bán hàng trong quý 1/2020 tại CTF chỉ đạt 1.130 tỷ đồng, giảm 317 tỷ đồng, tương đương 21,9%. Lợi nhuận gộp đi lùi nhanh hơn khi giảm 29,7 tỷ đồng, tương đương 29,4%.

CTF mạnh tay cắt giảm chi phí bán hàng, từ 48,2 tỷ đồng xuống 38,3 tỷ đồng nhưng chi phí quản lý tài chính tăng đáng kể, tăng 2,6 tỷ đồng, tương đương 26,3% lên 12,5 tỷ đồng.

Kết quả là lợi nhuận sau thuế giảm 24,6 tỷ đồng, tương đương 98% so với quý 1/2019.

Trong khi đó, các chỉ tiêu kinh doanh của HAX chỉ giảm nhẹ. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm từ 1.085 tỷ đồng xuống 920 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 1,4 tỷ đồng, tương đương 30,4%.

Ngọc Lâm
Cùng chuyên mục