Nghĩ từ dự thảo đề án đổi mới sách giáo khoa

Chủ nhật, ngày 26/06/2011 06:35 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Một sự kiện "nóng" gần đây trong dư luận là bản dự thảo đề án "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông" của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bình luận 0

Theo dự thảo, đề án này có tổng kinh phí là 70.000 tỷ đồng, nhưng không phải tất cả số tiền đó chi cho việc biên soạn chương trình - sách giáo khoa, mà việc biên soạn chương trình - sách giáo khoa chỉ dự kiến chi là hơn 960 tỷ; số còn lại chi cho các công việc khác như: xây dựng cơ sở vật chất trường học khoảng 35.000 tỷ đồng...

Khi bản dự thảo đề án này được công bố để lấy ý kiến, nhiều nhà giáo dục cũng như những người quan tâm đến giáo dục đã bày tỏ sự lo ngại và băn khoăn. Không phải chỉ là do sự bất cập của việc làm dự thảo, khi số tiền 70.000 tỷ đồng lại được thuyết minh chỉ trong 30 trang giấy, như thế là hết sức sơ sài.

Vấn đề ở đây là hình như giáo dục Việt Nam đang mất hướng trong việc xác định cái gì là chủ yếu, then chốt để cải tạo một nền giáo dục đã và đang lộ ra nhiều khuyết thiếu, bất cập, khập khiễng trong thế giới hiện đại.

Có ba trọng tâm, theo ý tôi, cần tập trung cân nhắc: Cơ sở vật chất trường lớp; đội ngũ giáo viên; chương trình và sách giáo khoa. Chọn đột phá khẩu từ trọng tâm nào là điều quan trọng.

Vài chục năm qua, cả ngành giáo dục và toàn xã hội cứ sôi lên vì chuyện đổi chương trình và thay sách giáo khoa. Sách giáo khoa mới vừa được sử dụng trong khoảng mười năm giờ lại tính chuyện viết lại, thay mới. Điều này chứng tỏ giáo dục Việt Nam thiếu tấm nhìn xa, thiếu một sự hoạch chiến lược lâu dài. Hậu quả là không chỉ tiêu tốn tiền dân, mà còn để lại những lỗ hổng trong chất lượng giáo dục.

Giáo dục Việt Nam thực sự đang cần một cuộc đại phẫu toàn diện, triệt để. Mà trước hết là ở khâu học và thi. Học bao gồm cả chuyện chương trình, sách giáo khoa, giảng dạy. Thi bao gồm chuyện nên có mấy kỳ thi, cách thức thi ra sao.Cụ thể là làm sao giảm tải áp lực của sự học và sự thi đè nặng lên toàn xã hội mà vẫn bảo đảm được tải trọng của kiến thức trang bị cho người học. Muốn vậy thì nên làm từng bước, từng phần việc cải cách giáo dục, không nên ôm đồm và dàn trải.

Hãy cứ dứt điểm thật tốt trọng tâm chương trình và sách giáo khoa, vì đó là cốt lõi của việc dạy và học. Chỉ riêng chuyện này thôi nghĩ cho kỹ, làm cho sâu cho sát, để có được bộ chương trình tối ưu và những bộ sách giao khoa tốt nhất dùng trong một thời gian dài ở nhà trường đã phải cần đến nhiều nỗ lực, quyết tâm và tiền bạc.

Nếu không, giáo dục Việt Nam mãi cứ loay hoay mất hướng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem