Thứ năm, 25/04/2024

Ngôi làng rực rỡ sắc màu, 8.000 năm bên bờ sông Nile

PV

25/02/2023 8:00 AM (GMT+7)

Xa về phía thượng nguồn sông Nile, Ai Cập, một trong những nền văn minh lâu đời nhất, là nơi người Nubia sinh sống. Những người dân thân thiện này đã cư ngụ ở Bờ Tây Sông Nile trong suốt 8.000 năm.


Ngôi làng đầy màu sắc, tồn tại suốt 8000 năm bên bờ sông Nile - Ảnh 1.

Tham quan Ngôi làng Nubian đầy màu sắc là một trải nghiệm du lịch thú vị. Ảnh: Thales-botelho

Người dân Nubia cổ đại tạo nên một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trên hành tinh. Trên thực tế, lịch sử của họ có trước lịch sử của các triều đại Ai Cập hàng thiên niên kỷ.

Ngày nay, qua nhiều biến thiên lịch sử, quê hương của người Nubia thuộc về Ai Cập. Do đó, người Nubia ngày nay được coi là người Ai Cập, họ chủ yếu theo đạo Hồi và nói tiếng Ả Rập. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được ngôn ngữ và văn hóa độc đáo của riêng mình.

Các ngôi làng của người Nubia hiện nay chủ yếu nằm ở bờ tây sông Nile gần Aswan và trên Đảo Elephantine. Thành phố Gharb Soheil là một trong những thành phố nổi tiếng nhất, gần thác nước đầu tiên của Aswan.

Người Nubia hiện đại ở Aswan chủ yếu là nông dân và chăn nuôi nhưng thu nhập của họ phụ thuộc nhiều vào du lịch.

Ngôi làng đầy màu sắc, tồn tại suốt 8000 năm bên bờ sông Nile - Ảnh 2.

Làng cổ Nubian tọa lạc ở bờ Tây sông Nile gần với thành phố Aswan là nơi sinh sống của người Nubia, gồm một nhóm các dân tộc đến từ miền nam Ai Cập và bắc Sudan. Ảnh: Thales-botelho

Hầu hết các ngôi làng đầy màu sắc đều nằm ở bờ tây sông Nile nên du khách sẽ phải đi thuyền để đến được nơi này. Thường khách du lịch sẽ đi một chiếc thuyền nhỏ có động cơ bên ngoài hoặc một chiếc thuyền máy hiện đại.

Ngay khi vừa đến làng cổ Nubian, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà đặc sắc đủ gam màu gần giống như bảy sắc cầu vồng.

Người Nubia ưa chuộng các màu sắc rực rỡ như màu đỏ, vàng, màu cam cùng màu xanh...

Người Nubia tin rằng những màu sắc sặc sỡ sẽ mang đến sự bình yên, hạnh phúc và mùa màng bội thu.

Những ngôi nhà của người Nubia thường có các tông màu xanh nhạt, cam, vàng và đỏ... Mái nhà của họ thường cong hoặc hình vòm, đây là một thiết kế thực tế, được sử dụng để tránh được không khí nóng thiêu đốt ở sa mạc Sahara.

Những ngôi nhà ở đây chủ yếu được làm từ gạch bùn và luôn được tô điểm bằng màu sắc tươi sáng với những hình vẽ độc đáo. Trong đó có một số có hình ảnh của Horus và các vị thần được vẽ trên các bức tường phía bên ngoài.

Dọc theo bờ cát sông Nile, những ngôi nhà với màu sắc ấn tượng và cấu trúc xây dựng đặc trưng, không khác gì một triển lãm nghệ thuật giữa đời thực.

Ngôi làng đầy màu sắc, tồn tại suốt 8000 năm bên bờ sông Nile - Ảnh 4.

Có rất nhiều nhà nghỉ và khách sạn đầy màu sắc ngay trên bờ phía tây của sông Nile. Ảnh: Axp-photography

Khách tham quan có thể dễ dàng thấy những ngôi nhà được trang trí bằng các họa tiết mô phỏng văn hóa Ai Cập như chữ tượng hình, các vị thần của người Ai Cập, mặt trời hay hình vẽ về cây cỏ, con vật gần gũi với đời sống của người Nubia.

 

Ngôi làng đầy màu sắc, tồn tại suốt 8000 năm bên bờ sông Nile - Ảnh 5.

Làng cổ Nubian quyến rũ không chỉ bởi các ngôi nhà, bức tường đặc sắc sắc màu, mà còn bởi đời sống văn hóa của người Ai Cập tại vùng đất chứa đầy sự huyền bí và cổ xưa này. Ảnh: Axp-photography

Người Nubia ưa chuộng các màu sắc rực rỡ như màu đỏ, vàng, màu cam cùng màu xanh… Họ phối hợp hài hòa giữa các màu sắc để vẽ trang trí bên ngoài và bên trong của ngôi nhà.

Khi đi dạo trong khu chợ của làng, khách tham quan sẽ bắt gặp gỡ rất nhiều những sản vật địa phương từ các gia vị truyền thống trong ẩm thực của người Ai Cập. Các bạn sẽ còn gặp những cửa hàng bán đồ lưu niệm như những chiếc túi thổ cẩm, đồ trang sức…

Khách du lịch đến thăm Làng Nubian ở Aswan, đều có thể trải nghiệm sự chào đón thân thiện giống như một nét đặc trưng của văn hóa Nubian. Ảnh: Thales-botelho

Người dân ở đây dễ tính, họ tử tế và dịu dàng, bạn có thể trò chuyện, hỏi đường hoặc mặc cả khi mua hàng. Người Nubia cũng như Ai Cập đều theo đạo Hồi nên có một số quy định khắt khe về trang phục. Với khách du lịch, sẽ không có quy định nào về ăn mặc nhưng du khách vẫn nên lựa chọn áo quần sang trọng để tôn trọng văn hóa bản địa.

Theo Công dân & Khuyến học

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Công ty Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức tọa đàm ngày 24/4 về lộ trình, các quy định pháp luật và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, nhằm hướng đến mục tiêu Net zero năm 2050.

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Thời gian qua và sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai loạt biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu.

Nhóm marketing mới của Tesla chỉ hoạt động 4 tháng

Nhóm marketing mới của Tesla chỉ hoạt động 4 tháng

Việc tỷ phú Elon Musk sa thải nguyên nhóm marketing trong Tesla làm việc mới được 4 tháng cho thấy cuộc "sắp xếp" lại nhân sự đã bắt đầu tại công ty sản xuất xe điện hàng đầu thế giới.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Sách: Điện Biên Phủ qua góc nhìn người lính, những người tham gia vào công cuộc tái thiết

Sách: Điện Biên Phủ qua góc nhìn người lính, những người tham gia vào công cuộc tái thiết

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách tuyệt đẹp với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ.

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

Do hình thức đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao) gặp quá nhiều vướng mắc, TP.HCM quyết định bỏ nhiều dự án BT, chuyển sang hình thức đầu tư khác.