Người bán bún riêu, bún ốc chuẩn bị... hội nhập

Mai Hương Thứ sáu, ngày 29/05/2015 07:02 AM (GMT+7)
“Với nền kinh tế mới chỉ hồi phục nhẹ, sức ép hội nhập tới đây có thể tác động tiêu cực, làm kinh tế trong nước chao đảo nếu không được chuẩn bị kỹ”.
Bình luận 0

TS Nguyễn Đức Thành-Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhận định như vậy tại hội thảo công bố báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2015 với chủ đề tiềm năng hội nhập, thách thức hòa nhập.

Nhiều “sáng kiến” tăng thuế, phí

Chuyên gia phản biện cho báo cáo kinh tế năm nay, TS Lê Đăng Doanh cũng lo lắng: Cơ cấu kinh tế Việt Nam bước vào hội nhập có một số điểm đặc biệt. Đó là đóng góp của DN nhà nước (vốn bị cho là hoạt động kém hiệu quả) trong cơ cấu này đang rất lớn, trên 33%, cao khác thường so với các nền kinh tế khác, kể cả Trung Quốc. Tỷ lệ đóng góp của DN tư nhân có đăng ký chỉ là 11,2%, kinh tế hộ gia đình cũng lên tới 33,1%, hợp tác xã 5%... Câu hỏi lớn của ông Doanh là với tỷ trọng đóng góp kinh tế của hộ gia đình lớn như thế thì hội nhập ra sao?

img
Kinh tế hộ gia đình đã đóng góp 33,1% vào nền kinh tế Việt Nam, họ đã chuẩn bị gì cho hội nhập và cạnh tranh? Ảnh chụp một cơ sở may mặc tư nhân tại xã Đông Phương, huyện Đông Hưng, Thái Bình. Ảnh:  L.H.T
Ông Doanh cũng chỉ ra một thực tế rằng, trong khi hội nhập bên ngoài đầy sức ép thì trong nước giá cả, thuế phí đang ngày càng tăng gây khó khăn cho người dân, DN do hệ quả của bội chi ngân sách vẫn rất cao về con số tuyệt đối trong khi nguồn thu ngân sách bị thâm hụt mạnh. Vay ODA của ta vẫn tăng mạnh khiến nợ công ngày một cao, tác động bất lợi. “Với sức ép nợ công như thế thì Bộ Tài chính cực chẳng đã phải đưa ra nhiều “sáng kiến” về thuế phí để đảm bảo nguồn thu. Điển hình nhất là tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu 300% hay tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô, phí cầu đường... Các “sáng kiến linh hoạt” này có thể còn tiếp diễn tới đây và nếu không được chuẩn bị trước sẽ có tác động tiêu cực tới nền kinh tế, môi trường kinh doanh, đặc biệt là với DN tư nhân, dân doanh”-ông Doanh bày tỏ.

“Kinh tế Việt Nam” hay “kinh tế FDI”?

Quan điểm

Ông Lê Đăng Doanh
 Những người làm kinh tế hộ gia đình không được đào tạo, hiện chỉ là bán bún riêu, bún ốc, sửa xe máy, ô tô... Họ vượt nghèo được nhưng hội nhập và cạnh tranh cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ, có kiến thức bài bản... nếu không sẽ là thách thức lớn đối với Việt Nam”.  
Đóng góp cho báo cáo kinh tế năm nay, các chuyên gia kinh tế cũng đưa ra một bức tranh đáng lo ngại, đó là việc phụ thuộc vào bên ngoài của nền kinh tế Việt Nam đang ngày một lớn. Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương nói: “Chúng tôi vẫn nói với nhau là có thể gọi nền kinh tế Việt Nam nữa không hay gọi là “nền kinh tế FDI”. Ông Phương cho biết, khu vực FDI hiện đang chiếm quá lớn trong nền kinh tế nhưng hiệu quả, đóng góp của khu vực này cho sự phát triển của Việt Nam lại không tương xứng. DN FDI chiếm 30% tổng đầu tư toàn xã hội, chiếm 20% GDP, 60% sản xuất công nghiệp-một số ngành còn tuyệt đối như điện thoại, 70% xuất khẩu. Xuất siêu cũng là họ mà nhập siêu cũng là do họ quyết định. Các DN FDI đang “thống trị xuất nhập khẩu, chỉ cần họ đảo chiều là Việt Nam mất cân bằng thương mại xuất nhập khẩu, bằng chứng là nhập siêu những tháng đầu năm nay tăng mạnh trở lại do khối DN này nhập khẩu nhiều hơn”.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì nhận định, các đánh giá về môi trường kinh doanh có tác động mạnh tới hội nhập của ta đều chưa đầy đủ. Các hiệp định đã và đang đàm phán cho đến các hiệp định khu vực có liên quan đều chưa có đánh giá về các tác động tới nền kinh tế Việt Nam. Giả dụ các Hiệp định Thương mại giữa Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và ASEAN đang đàm phán ký kết tới đây, hàng Trung Quốc vào ta thuế sẽ là 0% hết thì nền kinh tế trong nước sẽ nguy đến cỡ nào không ai rõ?!


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem