Nguyễn đức kiên
-
Hơn 6 tháng tính từ thời điểm nhóm cổ đông liên quan tới ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) thoái gần hết vốn, còn bà Đặng Ngọc Lan rút khỏi HĐQT VietBank, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của VietBank đã giảm 20% so với cùng kỳ năm 2018. Còn khoản 608,1 tỷ đồng nợ xấu nhóm 5 của ngân hàng dường như vẫn chưa được xử lý.
-
Ngân hàng TMCP Á Châu của ông Trần Hùng Huy tiếp tục bứt phá với lợi nhuận lên cao kỷ lục 6T với hơn 3.600 tỷ đồng. Nợ xấu cũng trong xu hướng giảm nhẹ còn 1.656 tỷ đồng, tuy nhiên nợ có khả năng mất vốn lại tăng so với đầu năm và chiếm 74% trong tổng số nợ xấu của ngân hàng này.
-
"Việc chậm triển khai giải ngân các dự án từ nhóm A chuyển lên dự án trọng điểm quốc gia do Quốc hội phê chuẩn có vướng mắc. Ví dụ, dự án Metro Bến Thành-Suối Tiên được điều chỉnh từ mức A lên mức trọng điểm quốc gia. Quá trình chuyển như thế ai chịu trách nhiệm phê duyệt, UBND TP.HCM hay Chính phủ trình phê duyệt?”, ĐBQH Nguyễn Đức Kiên đặt câu hỏi.
-
“Quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động Kiểm toán Nhà nước, bao gồm cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Nếu chỉ nói phạm vi đối tượng được quy định ở điều khoản này, thì tất cả mọi đối tượng, từ bà bán nước tới doanh nghiệp Nhà nước ai cũng bị kiểm toán. Vậy Kiểm toán Nhà nước có đủ nhân sự để làm không?”, ĐBQH Nguyễn Đức Kiên đặt câu hỏi.
-
Gia đình ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ngân hàng Á Châu (ACB) mới đây đã thực hiện động thái tái cơ cấu sở hữu và đầu tư trong nội bộ gia đình. Ngay sau đó, ngân hàng của vị doanh nhân trẻ này tiếp tục đăng ký bán toàn bộ 10% cổ phần tại công ty kem hơn 60 năm tuổi của Hà Nội. Năm 2018, ACB đã thu hồi được nghìn tỷ đồng từ nhóm 6 công ty có liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên).
-
Gia đình ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ngân hàng Á Châu (ACB) mới đây đã thực hiện động thái tái cơ cấu sở hữu và đầu tư trong nội bộ gia đình. Ngay sau đó, ngân hàng của vị doanh nhân trẻ này tiếp tục đăng ký bán toàn bộ 10% cổ phần tại công ty kem hơn 60 năm tuổi của Hà Nội. Năm 2018, ACB đã thu hồi được nghìn tỷ đồng từ nhóm 6 công ty có liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên).
-
Những cái tên như Trần Bắc Hà, Trầm Bê, Bầu Kiên, Hà Văn Thắm, Trần Phương Bình, Tạ Bá Long… từng một thời rất đình đám trong giới ngân hàng thì nay trở thành bị cáo ở các phiên tòa xếp vào hàng "đại án" của đất nước. Trong đó, có những “ông trùm” phải lãnh án chung thân cho những vi phạm khi còn đương nhiệm.
-
VinFast Fadil có giá ưu đãi 336 triệu đồng/chiếc. Nếu so với các nước trong khu vực Asean, mức giá này không hề rẻ. Một tính toán cho thấy, VinFast Fadil giá ưu đãi chỉ khoảng 250 triệu đồng khi gánh nặng về thuế không còn hoặc phải có những chính sách “ưu đãi” nhất định, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong lĩnh vực này.
-
Dù lễ ra mắt công chúng hai chiếc xe sedan 5 chỗ Lux A2.0 và SUV 7 chỗ Lux SA 2.0 của VinFast thành công khi thu hút tới 2.000 người đã đăng ký đặt mua. Song theo nhiều chuyên gia, VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ phải đối mặt rất nhiều thách thức do phương thức đầu tư hoàn toàn mới khi so sánh với các chính sách, quy định hiện hành.
-
Công ty cổ phần tập đoàn tài chính Á Châu (AFG) vừa có đơn tố cáo Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) chiếm đoạt gần 158 tỷ đồng thông qua giao dịch chuyển nhượng 11 triệu cổ phiếu của ngân hàng. Không chỉ vậy, Bầu Kiên còn có dấu hiệu ngăn cản việc trả gần 640 tỷ đồng nợ xấu tại ngân hàng Á Châu (ACB).